5 chiến lược để trở thành chuyên gia giải quyết vấn đề

20/02/2020

Trong xã hội đầy thách thức, con người ngày càng quen với việc giải quyết các vấn đề nhỏ xung quanh. Do đó, những người nhạy bén sẽ dễ dàng gặt hái được thành công hơn. Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt cũng sẽ khiến bạn vượt trội hơn những đồng nghiệp của mình.

Chúng ta thường được giao nhiệm vụ dưới dạng “giải quyết tình huống”. Cho dù bạn đang phải giải quyết vấn đề của khách hàng hay của chính mình thì việc bạn sở hữu trong tay kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn xử lý công việc một cách toàn diện.Ví dụ, khi nói về vai trò của một nhà quản lý, thì người đó có trách nhiệm giải quyết các vấn đề kinh doanh với một nguồn lực phù hợp. Lúc đó, người quản lý cần sự tự tin để hoàn thành tốt công việc của mình, và sự tự tin đó chỉ có thể được tích lũy khi bạn sở hữu khả  năng giải quyết vấn đề, bởi đó là một khuôn mẫu để xử lý những thách thức một cách nhanh chóng và chính xác. Khi có được càng nhiều kinh nghiệm giải quyết vấn đề, bạn sẽ càng phát triển những kỹ năng của bản thân cũng như có những bước tiến trong việc hoạch định chiến lược làm việc. Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu những tố chất cần thiết để trở thành chuyên gia trong việc này.

4 bước giải quyết vấn đề

  • Nhận diện vấn đề
  • Brainstorming
  • Lựa chọn chiến lược tốt nhất
  • Triển khai giải pháp

5 kỹ thuật giải quyết vấn đề thông dụng

  • Liệt kê những trở ngại khó khăn
  • Tìm kiếm những cơ hội vàng
  • Áp dụng kỹ thuật lật ngược vấn đề
  • Luôn lắng nghe
  • Quan sát vấn đề một cách khách quan

3 trở ngại thường gặp

  • Thông tin sai lệch
  • Định kiến
  • Áp dụng một cách máy móc

4 bước giải quyết vấn đề

4 bước giải quyết vấn đề

Nhận diện vấn đề

Bước đầu tiên cần xác định xem đó là vấn đề gì. Chỉ khi bạn xác định được vấn đề mà bạn đang đối mặt, bạn mới có thể tìm ra được điểm mấu chốt để giải quyết và dễ dàng hơn trong việc tìm ra những gì đang đi sai hướng. Bạn có thể bắt đầu bằng việc mổ xẻ các phần chính của vấn đề. Việc tiếp cận từng chi tiết rất quan trọng. Đồng thời, hãy xem xét các giả định, dữ liệu và giả thuyết. Hãy đặt những câu hỏi đúng đắn để làm vấn đề sáng tỏ. Chẳng hạn, người ta thường nghĩ khi hiếu hiệu suất làm việc của nhân viên không tốt, đó là do lỗi của nhân viên đó.Tuy vậy, nếu thận trọng xem xét mọi khía cạnh, bạn có thể thấy việc thiếu đào tạo nhân viên hay khối lượng công việc quá tải mới là những vấn đề thực sự.

Brainstorming

Đây là giai đoạn giải quyết vấn đề phổ biến, được xem là một trong những cách hiệu quả nhất mà các nhà lãnh đạo trên thế giới sử dụng. Khi bạn chưa thể liệt kê các bước tiếp theo để xử lý tình huống, hãy động não. Bạn có thể tự thực hiện hoặc hoạt động nhóm để cùng nhau tìm ra N giải pháp, sau đó lựa chọn giải pháp thích hợp nhất cho từng vấn đề. Việc liệt kê những giải pháp để xử lý các tình huống phức tạp còn làm tăng óc sáng tạo và tối ưu hóa quá trình suy nghĩ.

Lựa chọn chiến lược

Một khi bạn đã hoàn thành việc xem xét vấn đề và rút ra được một số phương pháp để giải quyết, đó là lúc cần phải đưa ra quyết định. Điều quan trọng là phải cân nhắc thật kỹ giữa những “phương án”  để có thể chọn ra giải pháp tối ưu nhất có lợi cho các bên. Những ai hạn chế bản thân trong việc sử dụng một phương pháp xử lý duy nhất sẽ không thể nào trở thành một chuyên gia giải quyết vấn đề, do đó, sự linh hoạt khi lựa chọn giữa những phương án là rất cần thiết. Một khi bạn đã “chốt” được nước đi của mình, bạn có thể tiến tới bước cuối cùng.

Triển khai giải pháp

Việc triển khai và thực hiện giải pháp tiềm năng cũng đóng vai trò quan trọng. Đôi khi, bạn sẽ phải thay đổi mô hình kinh doanh của công ty sao cho kế hoạch hành động được tất cả mọi người nhất trí. Nếu không, sự thay đổi có thể mang hiệu ứng ngược lại. Bạn phải hiểu rằng việc áp dụng đúng giải pháp chính là chìa khóa mấu chốt để tăng năng suất của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.

5 kỹ thuật giải quyết vấn đề thông dụng

Xác định những chướng ngại khó khăn

Mọi thứ sẽ bắt đầu khi bạn lật mở và khám phá các giả thuyết của một sự việc. Trong thực tế, các vấn đề hiếm khi xảy ra một cách độc lập, vậy nên những chuyên gia thường sẽ có cái nhìn chi tiết đến những vấn đề liên quan. Không chỉ vậy, họ còn ghi lại tất cả những yếu tố tiềm năng trong các cách giải quyết được đề xuất. Khi bạn liệt kê mọi trở ngại, bạn đã giới hạn những khả năng xấu có thể xảy ra.

Tìm kiếm cơ hội vàng

Cơ hội luôn xuất hiện quanh ta. Bạn nên hiểu rằng, những người giải quyết vấn đề hiệu quả cũng là những kẻ rất biết nắm bắt cơ hội “vàng”. Vì thế, bạn hãy xem xét và đánh giá các yếu tố bên ngoài một cách thận trọng, đừng để vụt mất cơ hội trong tầm tay. Vấn đề mà bạn đang gặp phải tưởng chừng sẽ khó xử lý, nhưng nếu thay đổi quan điểm và cách nhìn nhận của mình, bạn có thể tìm thấy những cách “mở khóa” dễ dàng hơn. Biết đâu trong quá trình tìm kiếm, bạn lại khám phá ra một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới và thú vị.

Kỹ thuật lật ngược vấn đề

Kỹ thuật này liên quan đến việc phân tích những nguyên nhân khiến vấn đề xảy ra. Ví dụ, một sản phẩm đã bị lỗi có thể được phân tích nhỏ thành từng phần bằng cách đi ngược lại từ lúc nguyên liệu còn trong silo cho đến khi hình thành.Theo cách tương tự, chúng ta có thể dùng kỹ thuật Reverse Engineer này để lật ngược các vấn đề phải đối mặt hàng ngày. Hãy bắt đầu dặt những câu hỏi và tìm ra các câu trả lời về nguyên nhân, hoàn cảnh và các nhân tố tác động lên vấn đề đó.

Luôn lắng nghe

Hãy cởi mở tiếp nhận các luồng ý kiến khác nhau. Sẽ có trường hợp mà vấn đề và thực tế khá khác với điều mà bạn nghĩ. Bên cạnh đó, việc giải pháp tốt nhất có thể không giải quyết được thách thức mà còn đưa công ty của bạn rẽ sang đường khác cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Vì thế, lời khuyên thêm cho bạn là luôn mạnh dạn khám phá các góc độ khác nhau của cùng một vấn đề và lắng nghe ý kiến của mọi người.

Đánh giá mọi thứ một cách khách quan

Khi bị mắc kẹt trong một vấn đề, tâm trí của chúng ta thường có xu hướng rơi vào bế tắc.Trong trường hợp đó, bạn nên chia sẻ vấn đề của mình với một người khác. Như vậy, bạn không chỉ có một cái nhìn mới hoàn toàn về vấn đề của mình mà còn có thể khám phá ra được những điều mình không ngờ tới. Do đó, hãy tôn trọng các quan điểm khác biệt và đừng chần chừ khi tìm kiếm sự giúp đỡ.

Những trở ngại có thể gặp khi giải quyết vấn đề

Tất nhiên, nghệ thuật giải quyết vấn đề cũng sẽ có những sai sót. Có thể có một số các trở ngại sẽ ngăn bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả, có thể kể đến là thông tin không liên quan, đưa ra giả định sai hoặc áp dung một cách máy móc.

Thông tin sai lệch

Khi bạn bắt đầu giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ rằng liệu thông tin bạn đang nhận có đáng tin cậy hay không. Nếu bạn sử dụng những thông tin không phù hợp, những giải pháp sai sẽ được tạo ra. Vấn đề càng phức tạp thì thông tin càng dễ bị nhầm lẫn khiến lựa chọn sai lầm.

Định kiến

Đây là một trở ngại hình thành từ các giải pháp đã được dùng đi dùng lại trong quá khứ. Khi chúng ta giới hạn chính mình trong những giải pháp đã được áp dụng, bộ não sẽ trở nên kém linh hoạt.

Áp dụng một cách máy móc

Việc áp dụng chức năng một cách máy móc có thể ngăn cản bạn khám phá những giải pháp sáng tạo khác, cũng như hạn chế bạn tiếp nhận thông tin và lời khuyên từ những đồng nghiệp.

Theo slidemodel.

Các tin liên quan

Ký kết với 03 Trường Đại học lớn của Nga trong khuôn khổ Diễn đàn Hiệu trưởng Đại học Liên Bang Nga – Việt Nam

Ký kết với 03 Trường Đại học lớn của Nga trong khuôn khổ Diễn đàn Hiệu trưởng Đại học Liên Bang Nga – Việt Nam

Nhằm xúc tiến quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác song phương về giáo dục giữa Liên bang Nga và Việt Nam, ngày 18/4/2024, đoàn đại biểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng đoàn công tác Trường Đại học Bách khoa và các trường đại học Việt Nam đã tham dự “Diễn đàn Hiệu...