Định nghĩa lại “kỹ sư” trong kỷ nguyên 4.0

19/05/2020

Đừng để bản thân trở thành “phiên bản lỗi thời” trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư khi tự hài lòng với khối kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo ở bậc đại học.

KHUNG NĂNG LỰC CHO KỸ SƯ

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Việt Nam, quốc gia đang chứng kiến sự cải tiến và ứng dụng công nghệ với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết và trải rộng ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

Theo đó, nền kinh tế chuyển đổi toàn diện từ mô hình tăng trưởng chiều rộng dựa vào việc gia tăng đầu tư, khai thác lợi thế tài nguyên, nhân công giá rẻ, sang mô hình tăng trưởng chiều sâu với động lực chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của của người lao động. Nhân lực chất lượng cao không chỉ đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn trong nước mà cả những tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường nước ngoài.

Một trong những nhân tố trung tâm của “làn sóng thứ tư” này là đội ngũ kỹ sư, những người được đào tạo bài bản về khoa học và công nghệ. Trong bối cảnh đó, kỹ sư phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) và kỹ năng nghề nghiệp (sáng tạo, phân tích, phản biện, giao tiếp, làm việc nhóm…) để tăng cường năng lực thích ứng với thị trường lao động.

Không phải ngẫu nhiên mà Hoa Kỳ, quốc gia đi đầu về đào tạo kỹ thuật, có hẳn Khung Năng lực kỹ sư do Hiệp hội Quốc gia các Kỹ sư chuyên nghiệp (National Society of Professional Engineers) ban hành, bao gồm ba nhóm năng lực thiết yếu:

  • Nhóm kiến thức cơ bản: Toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn
  • Nhóm kỹ thuật: Chế tạo/ xây dựng, thiết kế, kinh tế – kỹ thuật, khoa học kỹ thuật, các công cụ kỹ thuật, thực nghiệm, nhận biết và giải quyết vấn đề, kiểm soát chất lượng và bảo đảm chất lượng, rủi ro – độ tin cậy – độ bất định, an toàn, tác động xã hội, kỹ thuật hệ thống, vận hành và bảo trì, tác động môi trường và tính bền vững, kiến thức sâu và rộng về kỹ thuật…
  • Nhóm hành nghề: Hiểu biết các vấn đề thương mại trong kỹ thuật, có kỹ năng truyền thông, có đạo đức nghề nghiệp, nhận thức và có kiến thức về toàn cầu hóa, hiểu biết về kỹ năng lãnh đạo, hiểu biết và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hành nghề kỹ thuật, có thái độ học hỏi suốt đời, có kiến thức cơ bản về quản lý dự án, hiểu biết về tác động của chính sách công đối với hành nghề kỹ thuật, có kỹ năng làm việc nhóm…

Có thể thấy, khung năng lực này bao hàm cả có những lĩnh vực tưởng chừng như nằm ngoài mối quan tâm của nghề kỹ sư như: tri thức về khoa học xã hội, kỹ năng lãnh đạo/ quản lý dự án, hiểu biết pháp lý/ chính sách công, kiến thức thương mại.

TỰ “NÂNG CẤP” BẢN THÂN

Học tập suốt đời và đa dạng hóa kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong suốt hành trình sự nghiệp của kỹ sư. Tiếp tục đào sâu lĩnh vực chuyên môn bằng con đường cao học (sau ĐH, thạc sĩ) là một trong những cách hiệu quả nhất để tái định vị bản thân. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong tình hình nền kinh tế – công nghiệp toàn cầu đang trải qua những biến động lớn vì đại dịch SARS-CoV-2, rất cần sự tham gia tái kiến thiết từ những kỹ sư có kiến thức chuyên môn sâu và năng lực hoạch định chiến lược.

Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều đơn vị giáo dục trong nước liên tục cập nhật và đổi mới chương trình đào tạo, phát triển các các ngành đào tạo mới, bổ sung các môn học mới để phù hợp với sự thay đổi của thị trường lao động.

Là một trong những đơn vị đi đầu cả nước trong đào tạo kỹ thuật – công nghệ và quản trị, Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã tiên phong phát triển chương trình đào tạo Thạc sĩ Chất lượng cao (Bách Khoa – International Master Program/ BK-IMP) từ 2019. Đến nay đã triển khai cho 5 ngành:

  • Quản lý Xây dựng
  • Kỹ thuật Dầu khí
  • Khoa học Máy tính – chuyên ngành An ninh Mạng
  • Kỹ thuật Viễn thông
  • Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Sáng nghiệp và Đổi mới

Ngôn ngữ giảng dạy và học tập của chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nội dung đào tạo theo hướng ứng dụng hiện đại: ngoài khối kiến thức kỹ thuật chuyên sâu, còn trang bị kiến thức lãnh đạo, tư duy và giải quyết vấn đề.

Một lợi thế nữa của chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao – Trường ĐH Bách Khoa là mối gắn kết với các ĐH đối tác quốc tế uy tín như Yokohama National University, Kyushu University (Nhật Bản), University of South-Eastern Norway (Na Uy), University of Vigo (Tây Ban Nha), cùng nhiều doanh nghiệp, tổ chức, dự án quốc tế như Tập đoàn thép JPE (Nhật Bản), Erasmus+ Project N (Liên minh Châu Âu).

Nhờ đó, học viên chương trình có nhiều phương án học tập để lựa chọn: hoặc học tập toàn bộ trong nước để nhận bằng thạc sĩ do Bách Khoa cấp; hoặc có cơ hội nhận học bổng, thực tập tại nước ngoài, chuyển tiếp du học làm luận văn thạc sĩ, tham gia chương trình thạc sĩ bằng đôi tại ĐH đối tác và các tổ chức quốc tế.

Đại diện tổ chức AUN/SEED-Net trao học bổng cho học viên BK-IMP.
Đại diện tổ chức AUN/SEED-Net trao học bổng cho học viên BK-IMP.

Tham gia giảng dạy là đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của Trường ĐH Bách Khoa, đã qua tu nghiệp ở các ĐH tiên tiến trên thế giới, có kinh nghiệm giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh và nghiên cứu khoa học. Chương trình còn có sự tham gia giảng dạy của các giáo sư đến từ ĐH đối tác, nhằm cung cấp kiến thức mới nhất về kỹ thuật, công nghệ cho học viên, nâng cao tính quốc tế trong môi trường học tập.

Tìm hiểu và đăng ký tư vấn chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao (BK-IMP) – Trường ĐH Bách Khoa tại:
Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP)

Các tin liên quan

Ký kết với 03 Trường Đại học lớn của Nga trong khuôn khổ Diễn đàn Hiệu trưởng Đại học Liên Bang Nga – Việt Nam

Ký kết với 03 Trường Đại học lớn của Nga trong khuôn khổ Diễn đàn Hiệu trưởng Đại học Liên Bang Nga – Việt Nam

Nhằm xúc tiến quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác song phương về giáo dục giữa Liên bang Nga và Việt Nam, ngày 18/4/2024, đoàn đại biểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng đoàn công tác Trường Đại học Bách khoa và các trường đại học Việt Nam đã tham dự “Diễn đàn Hiệu...