co-nen-hoc-thac-si

Vì sao kỹ sư nên học Thạc sĩ sau 3 – 5 năm làm việc?

13/05/2020

Ngày nay, xu hướng các tân kỹ sư vừa mới tốt nghiệp học thẳng lên hệ thạc sĩ ngày càng phổ biến. Thế nhưng, lựa chọn học thạc sĩ sau khi tích lũy kinh nghiệm làm việc sẽ giúp ứng viên hoạch định cụ thể hướng đi trong tương lai. Cùng Bách Khoa – IMP phân tích những lợi thế khi kỹ sư học thạc sĩ sau 3 – 5 năm làm việc.

Trang bị và nâng cao kiến thức quản lý

Khi đã có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm, các kỹ sư thường được cân nhắc cho các vị trí như team leader hay manager – những vai trò cần kỹ năng lãnh đạo. Thông thường, các ứng viên sẽ tham gia chương trình MBA để bổ sung những kiến thức về quản trị. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, họ có nhiều hơn một sự lựa chọn. Các chương trình thạc sĩ kỹ thuật được ra đời với mục tiêu trang bị kiến thức chuyên ngành chuyên sâu và tích hợp thêm các môn học về quản trị, lãnh đạo… Bằng việc tham gia những chương trình Thạc sĩ này, các kỹ sư không chỉ khai thác tối đa khả năng chuyên môn mà còn thêm vững vàng cho vị trí quan trọng sắp tới.

Phát triển mạng lưới mối quan hệ

Theo Andrew Carnegie – ông vua thép của Mỹ: “Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội”. Do đó, việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ là hết sức quan trọng. Trong môi trường học thạc sĩ, bên cạnh việc tích lũy kiến thức, học viên còn có thể kết nối những mối quan hệ quý giá hỗ trợ cho công việc và cuộc sống. Với tỷ lệ lớp nhỏ, chỉ từ 10 – 15 học viên đến từ nhiều ngành nghề và vị trí như lớp học Thạc sĩ của BK – IMP, mức độ tương tác trở nên cao và sâu hơn, các kỹ sư có thể dễ dàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và trao đổi văn hóa đối với các học viên đến từ ngoài. Từ đó, sự kết nối giữa những người  cùng quan tâm trong một lĩnh vực chuyên sâu được hình thành và tiếp tục phát triển trong tương lai.

Phát triển bản thân, thăng tiến trong sự nghiệp

Một khi đã có cam kết và quyết tâm cao, bất kỳ ai cũng muốn hoàn tất chương trình với kết quả nổi bật. Điều này không hề đơn giản với kỹ sư đã ra trường vài năm, vì họ cần thời gian để thích nghi với nhịp độ học tập cũng như cân đối giữa việc vừa học vừa làm. Tuy nhiên, nếu có thể quản lý thời gian chặt chẽ và sắp xếp công việc hợp lý, ứng viên sẽ thực sự nâng cao chuyên môn và kỹ năng làm việc, đồng thời cho thấy khả năng vượt qua áp lực cũng như tư duy làm việc logic. Qua đó, họ vừa ghi điểm trong mắt lãnh đạo, vừa khiến bản thân nổi bật hơn so với các đồng nghiệp, đồng thời tự mở ra cho mình nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Bên cạnh các yếu tố trên, tấm bằng thạc sĩ kỹ thuật còn mang đến cho các kỹ sư cơ hội thử sức với những vị trí mới. Sau thời gian được đào tạo kỹ năng chuyên sâu, ứng viên có thể chuyển đổi vị trí sang làm tư vấn chuyên môn hoặc cộng tác viên tư vấn, nhất là vị trí tư vấn cho các công ty nước ngoài vừa mới đầu quân vào Việt Nam – cần nguồn nhân lực vững chuyên môn và thấu hiểu thị trường. Không chỉ vậy, nhiều thạc sĩ kỹ thuật sau khi tốt nghiệp còn lựa chọn startup là hướng đi mới để phát triển sự nghiệp.

Kinh nghiệm làm việc đa dạng

Học thạc sĩ không phải là quyết định dễ dàng. Quay trở lại giảng đường sau một quãng thời gian khá dài, các ứng viên chắc hẳn đã phải cân nhắc kỹ lưỡng và xác định mục tiêu cụ thể cho tương lai. Khác với đa số những sinh viên học thẳng lên thạc sĩ sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư đã có kinh nghiệm làm việc sẽ có cái nhìn vừa bao quát vừa cụ thể về nội dung công việc trong thực tế. Từ đó, họ thực sự hiểu mình muốn gì và cần phải làm gì, phải lựa chọn chương trình đào tạo thế nào để phù hợp với nhu cầu và hướng phát triển của bản thân. Đồng thời, các ứng viên này cũng có quyết tâm và động lực cao hơn, nhiều cam kết hơn trong việc hoàn thành khóa học.

BK-IMP là sự kết hợp giữa trường Đại học Bách Khoa với các đại học đối tác quốc tế uy tín từ Tây Ban Nha, Úc, Nhật Bản, Na Uy. Bên cạnh lựa chọn học tập trong nước để nhận bằng thạc sĩ do trường Đại học Bách Khoa cấp, học viên BK-IMP có cơ hội nhận học bổng, thực tập tại nước ngoài, chuyển tiếp du học làm luận văn thạc sĩ, tham gia chương trình thạc sĩ bằng đôi tại ĐH đối tác và các tổ chức quốc tế.
Chương trình phù hợp cho ứng viên có mong muốn nâng cao chuyên môn, khả năng lãnh đạo & quản lý, tiếp cận tư duy đổi mới, công nghệ hiện đại.
Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK – IMP tuyển sinh khóa 2020 – 2022 cho năm ngành: Quản lý Xây dựng, Kỹ thuật Dầu khí, Kỹ thuật Viễn thông, Khoa học Máy tính, Quản trị Kinh doanh hướng Sáng nghiệp và Đổi mới.

Thông tin tư vấn:
– Phòng 306 nhà A4 (lầu 3), trường ĐH Bách Khoa, 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10
– Điện thoại: +84 28 7300 4183 | +84 3 3264 3264 (gặp Ms. Như)
– Facebook: Bách Khoa International Study Programs

BÁCH KHOA – IMP

Các tin liên quan

WORKSHOP: ARTIFICIAL INTELLIGENCE FOR SOFTWARE ENGINEERING

WORKSHOP: ARTIFICIAL INTELLIGENCE FOR SOFTWARE ENGINEERING

Cơ hội không thể bỏ lỡ để khám phá ứng dụng AI trong phát triển kỹ thuật phần mềm, từ lý thuyết đến thực tiễn, cùng các chuyên gia hàng đầu trong ngành! Những diễn giả góp mặt tại Workshop: - Prof. Quan Thanh Tho, Trưởng khoa Khoa học & Kỹ thuật Máy tính, HCMUT -...

tHÔNG BÁO THAY ĐỔI EMAIL TƯ VẤN TUYỂN SINH

tHÔNG BÁO THAY ĐỔI EMAIL TƯ VẤN TUYỂN SINH

Từ ngày 01/11/2024, Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP) chính thức sử dụng email Tư vấn Tuyển sinh: imp_admission@hcmut.edu.vn Các ứng viên quan tâm đến chương trình BK-IMP có thể liên hệ email trên hoặc hotline: 03.3366.1414 để được tư vấn và cập nhật các thông tin...

TỌA ĐÀM CHIẾN LƯỢC KINH DOANH – CÁC TÌNH HUỐNG TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG

TỌA ĐÀM CHIẾN LƯỢC KINH DOANH – CÁC TÌNH HUỐNG TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG

- Thời gian: 8g30-11g00 Chủ nhật, ngày 6/10/2024 - Địa điểm: Hội trường B4, Cơ sở 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM - Nội dung tọa đàm: Thảo luận về chiến lược kinh doanh thông qua các tình huống thực tiễn Diễn giả: - Anh Kim Lê Huy (Cựu sinh viên Điện tử Viễn Thông...