HỌC TẬP KINH NGHIỆM THỰC TẾ TẠI DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH VÀ IZUMI CITY

26/07/2024

Ngày 17/7/2024, hơn 30 học viên, cựu học viên chương trình BK-IMP và MBA-MCI đã có buổi tham quan thực tế tại Dự án Sân bay quốc tế Long Thành và Izumi City với sự dẫn dắt của TS. Lê Hoài Long – Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM).

Tham quan thực tế tại dự án sân bay Quốc tế Long Thành

Tại dự án sân bay Quốc tế Long Thành, đoàn có cơ hội gặp gỡ với đại diện Ban Quản lý Dự án các công ty thành viên Liên danh gồm ông Hoàng Thái Sơn – Chỉ huy Trưởng của Ricons, ông Nguyễn Phan Anh Tuấn – Chỉ huy Trưởng của Newtecons, ông Phan Minh Hiếu – Chỉ huy Trưởng của SOL E&C, ông Lê Tuấn Việt – Quản lý phát triển sản phẩm của Leafseal và ông Nguyễn Hoàng Dũng – Quản lý HSSE, Newtecons; đồng thời được trải nghiệm tham quan thực tế tại khu vực công trình nhà ga hành khách của sân bay.

Tham quan thực tế tại dự án sân bay Quốc tế Long Thành

Sân bay Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia gồm nhiều dự án thành phần. Trong đó, gói thầu 5.10 – xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách, có tổng giá trị hơn 35.000 tỷ đồng là hạng mục lớn nhất. Đơn vị thi công gói thầu này là Liên danh VIETUR gồm 10 thành viên: IC Ictas, Ricons, Newtecons, SOL E&C, Tổng công ty Xây dựng số 1, ATAD, Vinaconex, Phục Hưng Holdings, Hawee cơ điện và Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. Buổi trao đổi và học hỏi kinh nghiệm chuyên môn cùng các đơn vị đang trực tiếp thi công tại “siêu dự án” đã giúp các học viên tích lũy nhiều kiến thức và kỹ năng hữu ích.

Tham quan thực tế tại dự án sân bay Quốc tế Long Thành

Chiều cùng ngày, đoàn tiếp tục tham quan tại dự án Izumi City thuộc tập đoàn Nam Long, tiếp đoàn có ông Nguyễn Ngọc Thanh – Giám đốc Trung tâm chuyên môn và ông Phạm Đức Trọng – Trưởng Phòng Kế hoạch – Kiểm soát dự án. Hai đại diện từ tập đoàn Nam Long đã giới thiệu về Tập đoàn và dự án Izumi City, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch phát triển dự án, các yếu tố cần thiết để cá nhân, doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh và nắm bắt cơ hội phát triển bền vững. Các học viên cũng có cơ hội tham quan trực tiếp nhà mẫu tại dự án Izumi City.

Tham quan thực tế tại dự án Izumi City

Dự án Izumi City được xây dựng theo mô hình “Modern Township” dựa trên 4 nền tảng: hạ tầng kết nối đồng bộ; quy hoạch khu đô thị phức hợp kết hợp đa dạng các chương trình tạo điểm đến; ứng dụng công nghệ tiên tiến; và quản lý vận hành thông minh. Với vị trí địa lý thuận lợi, “siêu dự án” Izumi City được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm kết nối giữa hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội của khu vực.

Tham quan thực tế tại dự án Izumi City

Hoạt động tham quan thực tế tại doanh nghiệp là một trong những điểm nổi bật của chương trình đào tạo quốc tế bậc Sau Đại học của Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM), thể hiện tính ứng dụng thực tiễn cao, giúp học viên có cơ hội tiếp cận với hệ sinh thái và môi trường thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp, thúc đẩy khả năng ứng dụng việc học vào công việc, qua đó góp phần nâng cao năng lực quản trị, đổi mới và sáng tạo của các học viên.

Các tin liên quan

HỘI THẢO VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG NGẦM TRONG ĐÔ THỊ

HỘI THẢO VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG NGẦM TRONG ĐÔ THỊ

Hạ tầng ngầm đóng vai trò quan trọng trong quy hoạch đô thị tại TP.HCM, nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và nhu cầu cấp thiết về mở rộng không gian giao thông, cấp thoát nước và các công trình công cộng. Một số dự án tiêu biểu đã và đang triển khai tại TP.HCM có...

Thông báo tuyển sinh đi học tại Ba Lan năm 2025

Thông báo tuyển sinh đi học tại Ba Lan năm 2025

- Số lượng học bổng: 20 suất cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Ba Lan theo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. - Chế độ học bổng: Chính phủ Ba Lan miễn học phí và phí nghiên cứu, bố trí chỗ ở phải trả tiền ở ký túc xá theo quy định của Chính phủ Ba Lan. Chính phủ...

Chương trình trao đổi khoa học Sakura 2025

Chương trình trao đổi khoa học Sakura 2025

Chương trình "Sakura Science Exchange Program 2025" là một chương trình ngắn hạn nhằm thúc đẩy trao đổi trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giữa Nhật Bản và các quốc gia khác. Đây là cơ hội cho các học viên tiếp cận với nền khoa học tiên tiến của Nhật Bản, đồng thời...