Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu khiến cho công nghệ ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong bối cảnh giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc trực tiếp và kinh doanh trực tuyến bùng nổ. Việc nắm bắt xu hướng công nghệ mới trở nên hết sức cần thiết để ứng phó hiệu quả với dịch bệnh, làm việc từ xa, đảm bảo an ninh, an toàn trên mạng. Dưới đây là một số xu hướng công nghệ mới đáng chú ý trong năm 2021:
An ninh mạng: Việc con người sử dụng ngày càng nhiều các công cụ công nghệ đang bộc lộ những lỗ hổng bảo mật của mạng Internet và của cả những ứng dụng. Những điểm yếu này có thể đe dọa quyền riêng tư của người dùng cá nhân và bảo mật thông tin đối với các doanh nghiệp. An ninh mạng không chỉ giới hạn ở việc đánh cắp dữ liệu, lừa đảo tài chính mà còn là an ninh quốc gia. Do vậy, nhiều Chính phủ đang lên kế hoạch xây dựng các chính sách an ninh mạng mới để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin, xây dựng khả năng ngăn chặn và ứng phó với các mối đe dọa trên không gian mạng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) Trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn tiếp tục là một trong những xu hướng công nghệ mới. AI được biết đến với tính ưu việt trong nhận dạng hình ảnh và giọng nói, ứng dụng điều hướng, trợ lý cá nhân trên điện thoại thông minh, ứng dụng chia sẻ chuyến đi… Dự báo, thị trường AI sẽ phát triển thành một ngành công nghiệp 190 tỷ USD vào năm 2025 với chi tiêu toàn cầu cho các hệ thống AI đạt hơn 57 tỷ USD vào năm 2021.
Internet vạn vật (IoT) Một xu hướng công nghệ mới đầy hứa hẹn nữa là Inetnet vạn vật (IoT). IoT cho phép các thiết bị, thiết bị gia dụng, ô tô và nhiều thứ khác được kết nối và trao đổi dữ liệu qua Internet. Với công nghệ này, bạn có thể khóa cửa từ xa nếu quên khóa cửa trước lúc đi làm và làm nóng lò nướng trên đường đi làm về. Dự báo, đến năm 2030, khoảng 50 tỷ thiết bị IoT sẽ được sử dụng trên khắp thế giới, tạo ra một mạng lưới thiết bị kết nối khổng lồ, từ điện thoại thông minh đến thiết bị nhà bếp. Chi tiêu toàn cầu cho IoT được dự báo sẽ đạt 1.1000 tỷ USD vào năm 2022.
Công nghệ chăm sóc sức khỏe từ xa Đại dịch Covid-19 buộc các nước phải tiến hành các đợt giãn cách xã hội kéo dài, nhưng các bệnh nhân rất khó có thể chờ đợi qua giai đoạn phong tỏa. Do đó, hoạt động tư vấn, khám chữa bệnh từ xa thông qua các phương tiện công nghệ đã tăng vọt, không chỉ về dịch Covid-19 mà còn cho các bệnh mãn tính khác. Sự gia tăng ứng dụng công nghệ và việc thay đổi hành vi của bệnh nhân/người dùng dịch vụ trong mùa dịch đã và sẽ giúp đẩy nhanh sự phát triển của công nghệ chăm sóc y tế từ xa. Và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong năm 2021.
Mạng 5G Thế giới đã nghe về những lợi ích của mạng 5G trong nhiều năm nay. Khi công nghệ 3G và 4G cho phép chúng ta duyệt internet, sử dụng các dịch vụ theo hướng dữ liệu, tăng băng thông để phát trực tuyến trên Spotify hoặc YouTube, v.v., các dịch vụ 5G được kỳ vọng sẽ cách mạng hóa cuộc sống của chúng ta bằng cách kích hoạt các dịch vụ dựa trên các công nghệ tiên tiến như AR và VR, cùng với các dịch vụ trò chơi dựa trên đám mây. 5G dự kiến sẽ được sử dụng trong các nhà máy, camera HD giúp cải thiện an toàn và quản lý giao thông, kiểm soát lưới điện thông minh và bán lẻ thông minh nữa.Đại dịch Covid-19 đã để lại những“vết sẹo” khó lành cho thế giới, đồng thời buộc con người phải dựa nhiều hơn vào công nghệ để có thể duy trì kết nối, làm việc, giải trí và giữ gìn sức khỏe. Xu hướng này cho thấy nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực khoa học máy tính ngày càng lớn, đặc biệt là những chương trình sau đại học với tính ứng dụng và thực chiến cao.
Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP ngành Khoa học máy tính tập trung đào tạo chuyên ngành An ninh mạng và Khoa học dữ liệu với chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế mang đến cho học viên những kiến thức và trải nghiệm thực tế để đáp ứng nhu cầu của thị trường và giúp học viên thăng tiến trong nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn. Nếu bạn quan tâm đến chương trình đào tạo sau đại học, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn.