HỘI THẢO “HỆ THỐNG GIÁM SÁT AN TOÀN TRÊN CÔNG TRƯỜNG THÔNG QUA CÔNG NGHỆ THỊ GIÁC MÁY TÍNH”

02/04/2024

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng vào nhiều khía cạnh của ngành xây dựng. Với khả năng đọc, hiểu, xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác, trí tuệ nhân tạo có thể giúp các nhà quản lý dự án cải thiện hiệu suất, chất lượng công trình, giảm rủi ro và tối ưu hóa quy trình xây dựng.

Đối với lĩnh vực giám sát an toàn lao động trong xây dựng, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo cùng các thuật toán tiên tiến như học máy (machine learning) và học sâu (deep learning) đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực. Điển hình là việc ứng dụng AI để phát hiện, nhận diện, kiểm tra, phân tích hình ảnh hiện trường một cách hiệu quả và chính xác, đưa ra cảnh báo về những thay đổi quan trọng cần lưu ý và giám sát an toàn nâng cao, qua đó góp phần giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn lao động trên các công trường xây dựng.

Nhằm chia sẻ các nghiên cứu liên quan đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giám sát an toàn lao động, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM phối hợp cùng Đại học Sungkyunkwan Hàn Quốc tổ chức buổi hội thảo: “HỆ THỐNG GIÁM SÁT AN TOÀN TRÊN CÔNG TRƯỜNG THÔNG QUA CÔNG NGHỆ THỊ GIÁC MÁY TÍNH”.

————————————

⏰ 14:00, thứ Bảy 13/4/2024

📌 Phòng Chuyên đề, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Nhà B6, Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM), 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM

🔥 Đăng ký tham dự tại: https://forms.gle/RUamkZRDLTkHMzfJ6

Buổi hội thảo chia sẻ, thảo luận xoay quanh 4 nghiên cứu gồm:

– Nghiên cứu 1: Ước tính tư thế dựa trên học sâu để xác định các nguy cơ té ngã tiềm ẩn của công nhân xây dựng – Trình bày: Tiến sĩ Park Minsoo, Đại học Sungkyunkwan Hàn Quốc

– Nghiên cứu 2: Phát hiện hư hỏng khi tái sử dụng vật liệu giàn giáo bằng phương pháp thông lượng rò rỉ từ tính – Trình bày: Kim Hansun, Đại học Sungkyunkwan Hàn Quốc

– Nghiên cứu 3: Phát triển mô hình dự báo thảm họa xây dựng dựa trên học máy sử dụng dữ liệu ở dạng cấu trúc và phi cấu trúc từ các công trường xây dựng – Trình bày: Cho Mingeon, Đại học Sungkyunkwan Hàn Quốc

– Nghiên cứu 4: Phương pháp tiếp cận dựa trên NVIDIA Omniverse để tạo dữ liệu tổng hợp được gắn nhãn tự động nhằm phát hiện đối tượng tại công trường xây dựng – Trình bày: Võ Trần Đăng Khoa, Đại học Sungkyunkwan Hàn Quốc

Tại buổi hội thảo, đại diện Đại học Sungkyunkwan Hàn Quốc sẽ thông tin các nội dung liên quan đến việc tuyển dụng nhân sự cho Phòng thí nghiệm CNTT về xây dựng thông minh của trường. Đây là cơ hội rộng mở cho những ai theo đuổi ngành Quản lý xây dựng và Khoa học Máy tính.

🌐 Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP) – Trường ĐH Bách khoa là chương trình tiên phong và uy tín trong lĩnh vực đào tạo thạc sĩ khối ngành kỹ thuật và quản trị. Đây là chương trình chính quy, quốc tế với nội dung học luôn được cập nhật kiến thức công nghệ – quản trị mới, có tính ứng dụng cao trong công việc thực tiễn. Ngoài ra, với sự kết hợp giữa đội ngũ giảng viên Trường ĐH Bách khoa và giáo sư đầu ngành, dày dạn kinh nghiệm thực tiễn từ nước ngoài, BK-IMP sẽ là nơi nâng cao cơ hội nghề nghiệp, khả năng lãnh đạo và tư duy khởi nghiệp cho từng học viên.

————————————

Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP), Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM

ⓐ Kiosk OISP, Khu B2, Trường ĐH Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM

www.imp.hcmut.edu.vn | ⓔ info@imp.edu.vn

ⓟ (028) 7301.4183 – 03.3366.1414

Các tin liên quan

HỘI THẢO VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG NGẦM TRONG ĐÔ THỊ

HỘI THẢO VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG NGẦM TRONG ĐÔ THỊ

Hạ tầng ngầm đóng vai trò quan trọng trong quy hoạch đô thị tại TP.HCM, nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và nhu cầu cấp thiết về mở rộng không gian giao thông, cấp thoát nước và các công trình công cộng. Một số dự án tiêu biểu đã và đang triển khai tại TP.HCM có...

Thông báo tuyển sinh đi học tại Ba Lan năm 2025

Thông báo tuyển sinh đi học tại Ba Lan năm 2025

- Số lượng học bổng: 20 suất cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Ba Lan theo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. - Chế độ học bổng: Chính phủ Ba Lan miễn học phí và phí nghiên cứu, bố trí chỗ ở phải trả tiền ở ký túc xá theo quy định của Chính phủ Ba Lan. Chính phủ...

Chương trình trao đổi khoa học Sakura 2025

Chương trình trao đổi khoa học Sakura 2025

Chương trình "Sakura Science Exchange Program 2025" là một chương trình ngắn hạn nhằm thúc đẩy trao đổi trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giữa Nhật Bản và các quốc gia khác. Đây là cơ hội cho các học viên tiếp cận với nền khoa học tiên tiến của Nhật Bản, đồng thời...