5 BƯỚC ĐỂ RÈN LUYỆN TƯ DUY TÍCH CỰC DÀNH CHO BẤT KỲ AI

23/07/2021

Einstein từng nói: “Khi học kiến thức cần chú tâm tư duy, suy nghĩ, lại suy nghĩ.” Có lẽ nhờ thực hành theo phương pháp này, ông đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Tư duy của con người là thứ có giá trị nhất. Nó có thể giúp chúng ta nhìn ra bản chất của vấn đề, đưa chúng ta thoát khỏi tình trạng khó khăn của hiện tại và tìm ra câu trả lời thông qua suy nghĩ của bản thân. Vậy làm sao để luôn có một tư duy tích cực và sáng suốt để theo kịp thời đại? Thế nên, bạn hãy tập cho mình 5 bước suy nghĩ sau:

Hình ảnh: IMP

Xác định vấn đề
Trước hết, khi nhận được nhiệm vụ, bạn nghĩ thế nào về nó, hay bạn định nghĩa nhiệm vụ là gì. Đây chính là bước đầu tiên để bạn hiểu được vấn đề.

Phân tích vấn đề
Sau khi bạn hiểu được bản chất của vấn đề rồi. Tiếp theo, hãy tiến hành phân tích điểm xuất phát và nhu cầu của đôi bên, hiệu quả tại hiện trường sẽ như thế nào nếu bạn tiến hành theo cách đó.
Sau khi trả lời xong những câu hỏi này. Bước tiếp theo là xác định các sự kiện lớn diễn ra thế nào, địa điểm tổ chức ở đâu và quy mô của địa điểm cần chứa số lượng người lớn hay nhỏ.


Giải quyết vấn đề
Sau khi các vấn đề trên được phân tích rõ ràng thì trong quá trình thực hiện có những vướng mắc gì, khó khăn nào chúng ta gặp phải cần giải quyết và các nguồn lực nào cần chúng ta tìm kiếm trước trong quá trình chuẩn bị… Đồng thời xác định dự trù thời gian chúng ta có thể giải quyết được hết vấn đề!
Nguyên nhân dẫn đến, thời gian giải quyết và nhân lực cần thiết là hai thứ cần tự hỏi trước khi bạn cần giải quyết một vấn đề nào đó.

Vừa tiến hành vừa quan sát
Có rất nhiều vấn đề dù đưa ra cách giải quyết hay đến đâu cũng vô ích. Chúng ta chỉ có thể nhận ra chúng khi bắt tay vào xử lí. Thế nên trong quá trình thực hiện, vừa tiến hành cẩn thận quan sát, phát hiện khuyết điểm, vừa sửa chữa kịp thời.
Cách này sẽ tốt hơn việc bạn chỉ ngồi một chỗ đưa ra kế hoạch, nhưng đồng thời bạn phải hiểu rõ mỗi bước đi trong quá trình.

Tổng kết, đánh giá, tóm tắt
Bất cứ kế hoạch nào cũng không thể dự trù trước được hết tất cả rủi ro sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện. Do đó, bạn đừng nên quá mong đợi việc thành công mỹ mãn ngay lần đầu tiến hành dự án.
Điều bạn có thể làm là đánh giá và dự đoán dựa trên kinh nghiệm trước đây khi lập kế hoạch.
Đồng thời, chuẩn bị tâm lý luôn sẵn sàng để giải quyết những rắc rối sẽ phát sinh bất cứ lúc nào. Sau khi quá trình kết thúc, nên tổng kết lại những điểm mạnh, điểm yếu để rút kinh nghiệm cho những lần làm việc tiếp theo.
Hãy tin vào sức mạnh tinh thần của chính mình, bạn mạnh mẽ hơn những gì bạn nghĩ. Đừng bao giờ nản lòng, nếu hiện tại chưa thành công, tương lai vẫn đang chờ đợi bạn kiên trì bước tới!

Sưu tầm


Related News

A MEMORABLE AND MEANINGFUL LEARNING JOURNEY AT HCMUT

A MEMORABLE AND MEANINGFUL LEARNING JOURNEY AT HCMUT

As a consulting design engineer in the construction field, Ivan realized the importance of ensuring that the solutions he designs are effectively implemented. That’s why he decided to join the BK-IMP Program in Construction Management to gain additional knowledge and...

APPLICATION OF INDUSTRY 4.0 TECHNOLOGY IN TRANSPORTATION PROJECTS

APPLICATION OF INDUSTRY 4.0 TECHNOLOGY IN TRANSPORTATION PROJECTS

With the rapid growth of transportation demand and the number of vehicles, the construction of key transportation infrastructure is still in its infancy. Construction is a necessary condition, while new management, operation and maintenance are the conditions for all...