Doanh nghiệp phát triển hay thụt lùi đều liên quan mật thiết đến người đứng đầu này. Bởi thế, sếp luôn đóng vai trò quan trọng và là người sở hữu đầy đủ kiến thức và tư duy rộng mở nhất. Vì vậy, để trở thành người đứng đầu mang trọng trách trên vai luôn không hề dễ dàng. Ngoài những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm sâu vào thực tiễn; vị trí lãnh đạo còn phải hội tụ đầy đủ tư duy – kỹ năng liên quan. Bên cạnh đó, sếp còn phải biết tự quản lý bản thân để làm gương cho cấp dưới.
Và đây là 4 bài học mà một người sếp cần học hỏi và rèn luyện để trở thành điểm tựa cho doanh nghiệp của mình.
Quản lý cảm xúc
Chúng ta vốn biết vị trí càng cao áp lực và trách nhiệm càng nặng nề bấy nhiêu. Dù phải đối diện với áp lực hàng ngày, nhưng bạn không được phép thể hiện rõ cảm xúc ra ngoài mà cần học cách ẩn cảm xúc vào bên trong. Đừng để cảm xúc biến bạn trở thành một người thiếu chuyên nghiệp. Vì thế, quản lý cảm xúc bản thân là yếu tố hàng đầu cần rèn luyện để trở thành cấp trên chuẩn mực.
Quản lý công việc
Hàng ngày, bạn phải đối diện hàng tá vấn đề cần phải giải quyết. Khi sắp xếp công việc hiệu quả sẽ giúp bạn tránh tình trạng phải chạy nước rút để kịp tiến độ. Việc lên kế hoạch công việc một cách khoa học còn giúp bạn sử dụng thời gian một cách tiết kiệm nhất. Vì vậy, đây được xem là yếu tố thứ hai cần phải có của một lãnh đạo thành công.
Quản lý lời nói
Ở vị trí lãnh đạo mỗi lời nói đều có giá trị như một quyết định. Lời nói không kiểm soát sẽ khiến bạn rơi vào tình thế vạ miệng. Hơn thế nữa, lời nói của sếp luôn có trọng lượng nhất định và không đơn giản chỉ là câu nói bông đùa. Vì thế, bạn cần cẩn trọng khi giao tiếp; mỗi cử chỉ và lời nói đều có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp.
Quản lý năng lượng
Hàng ngày, công việc giải quyết vốn không có điểm dừng. Hoạt động hết công suất liên tục sẽ khiến bản thân rơi vào tình trạng mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng. Hãy học cách quản lý năng lượng của bản thân bằng cách ưu tiên giải quyết công việc khẩn cấp trước. Đừng quá dồn nén và tự tạo áp lực khiến bản thân mệt mỏi.
Trên thực tế, để trở thành nhà lãnh đạo tốt là cả quá trình rèn luyện. Vị trí càng cao đòi hỏi bạn phải sở hữu nhiều yếu tố từ kiến thức đến những tố chất cần có của nhà lãnh đạo. Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP với 5 ngành đào tạo: Quản lý Xây dựng, Khoa học Máy tính, Kỹ thuật Viễn thông, Kỹ thuật Dầu khí và Quản trị Kinh doanh sẽ là nền tảng giúp bạn trau dồi chuyên môn cũng như những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo tốt của doanh nghiệp.