Hội nghị tổng kết chương trình “Collaborative Education Program” (CEP) thuộc dự án AUN/SEED-Net

27/02/2023

Các đại biểu và khách mời cùng chụp hình lưu niệm

Trong khuôn khổ dự án “Mạng lưới Phát triển Giáo dục Kỹ thuật các trường Đại học Đông Nam Á (AUN/SEED-Net)”, Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM đã triển khai Chương trình Giáo dục hợp tác “Collaborative Education Program (CEP)”. Chương trình được vận hành bởi hội đồng MCM-CEP bao gồm: Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM, Yokohama National University, Yangon Technological University và tập đoàn thép JFE. Hội đồng đã triển khai chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành quản lý xây dựng. Chương trình Thạc sĩ Quốc tế BK-IMP là một trong những chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Anh đầu tiên của Trường Đại học Bách khoa và cũng là mô hình kiểu mẫu tiên phong trong việc tuyển sinh, cấp học bổng toàn phần cho sinh viên quốc tế đến học tại Trường.

Nhằm tổng kết các kết quả đã đạt được cũng như đúc kết kinh nghiệm sau quá trình triển khai để tạo tiền đề cho nhà trường trong việc tự vận hành chương trình sau khi dự án kết thúc, vào ngày 24-25/02/2023, Trường Đại học Bách khoa đã phối hợp với Văn phòng dự án AUN/SEED-Net tổ chức sự kiện tổng kết chương trình CEP. Hai hoạt động chính tại sự kiện gồm: tham quan thực tế các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vào ngày 24/02 và cuộc họp tổng kết diễn ra vào ngày 25/02.

Tham quan thực tế công trình xây dựng tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Tham dự sự kiện có các đại diện đến từ Văn phòng JICA Việt Nam; Văn phòng dự án AUN/SEED-Net; Ban Đối ngoại & Phát triển Dự án, Viện Đào tạo và nghiên cứu quản trị – ĐHQG-HCM; Trường Đại học Dầu khí Việt Nam; các doanh nghiệp đã đồng hành cùng chương trình như Công ty Cổ phần Tư vấn Cảng – Kỹ thuật biển (PORTCOAST), Công ty Xây dựng Mỹ Đà, Công ty Cổ phần Xây dựng Central, Công ty Cổ phần Xây dựng Bách Khoa Sài Gòn (BKSCONS) và đại diện Ban liên lạc Cộng đồng cựu sinh viên Khoa Kỹ thuật Xây dựng (BKCONS); các thành viên Tổ triển khai chương trình CEP cũng như các cựu học viên đã tốt nghiệp từ chương trình. Các đại diện đến từ Yokohama National University và Yangon Technological University tham dự theo hình thức trực tuyến.

PGS.TS. Nguyễn Danh Thảo – Phó Hiệu trưởng phát biểu khai mạc cuộc họp tổng kết

Trong cuộc họp, các đại biểu tham dự đã được lắng nghe báo cáo tổng kết những thành tựu đã đạt được của chương trình CEP, đánh giá từ Văn phòng dự án cũng như cảm nghĩ từ chính cựu học viên sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Tư vấn Cảng – Kỹ thuật biển (PORTCOAST) đã có bài trình bày những kết quả hợp tác giữa công ty và Trường Đại học Bách khoa trong chương trình CEP nói riêng cũng như các hoạt động hợp tác chung giữa hai bên.

Trong phần thảo luận, các đại biểu tham dự đã cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm triển khai dự án, lấy đó làm bài học để hoàn thiện hơn trong việc tự vận hành chương trình sau khi dự án kết thúc. Các ý kiến đóng góp về kế hoạch và định hướng phát triển tiếp theo cũng đã được quan tâm và thảo luận trong cuộc họp.

Bà Sarunphak Kittivorapoom – đại diện Văn phòng JICA for AUN/SEED-Net trình bày đánh giá kết quả đạt được của chương trình

Mạng lưới Phát triển Giáo dục Kỹ thuật các trường đại học Đông Nam Á (AUN/SEED-Net) được thành lập vào tháng 4 năm 2001, là mạng lưới các trường đại học kỹ thuật hàng đầu Đông Nam Á do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản ( JICA) tài trợ cùng với sự hỗ trợ về mặt học thuật và nghiên cứu của các trường Đại học Kỹ thuật Nhật Bản. Dự án đã trải qua 3 giai đoạn (2003-2008; 2008-2013; 2013-2018) với sự tham gia của 19 trường Đại học ở Đông Nam Á và 11 trường Đại học hỗ trợ của Nhật Bản. Trong khuôn khổ hợp tác này, mỗi trường đại học trong mạng lưới được gọi là trường thành viên. Giai đoạn 4 của dự án được bắt đầu triển khai từ năm 2018 đến năm 2023 với nhiều chương trình được triển khai tiếp nối từ các giai đoạn trước bên cạnh các hoạt động mới được triển khai bổ sung nhằm đạt được mục tiêu mà dự án đã đề ra. Tính đến giai đoạn này, mạng lưới đã bao gồm 26 trường Đại học thành viên từ Đông Nam Á và 14 trường Đại học hỗ trợ của Nhật Bản. Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM được đánh giá là một trong những thành viên tích cực của dự án kể từ khi mới thành lập đến nay.

PGS.TS. Lại Quốc Đạt – Trưởng Phòng Quan hệ Đối ngoại trình bày báo cáo tổng kết quá trình triển khai chương trình CEP 2019 – 2022
PGS.TS. Lương Văn Hải – Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật Xây dựng trình bày báo cáo chi tiết triển khai các hoạt động trong CEP
Ông Nguyễn Việt Dũng – Phó Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng – Kỹ thuật biển (PORTCOAST) trình bày tổng kết những kết quả hợp tác giữa công ty và Trường Đại học Bách khoa trong chương trình CEP nói riêng cũng như các hoạt động hợp tác chung giữa hai bên
Putri Basenda Tarigan – Cựu học viên chương trình CEP phát biểu cảm nghĩ và chia sẻ về thời gian theo học chương trình

TS. Lê Quốc Phong – Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam đặt câu hỏi và trao đổi trong phần thảo luận
TS. Phan Hữu Duy Quốc – Đại diện Ban Cộng đồng Cựu sinh viên Khoa Kỹ thuật Xây dựng đóng góp ý kiến trong phần thảo luận
TS. Bùi Thị Hồng Hạnh – Trưởng Ban Đối ngoại và Phát triển Dự án – ĐHQG-HCM phát biểu ý kiến và chia sẻ trong phần thảo luận
Bà Nguyễn Thị Thanh Hải – Văn phòng JICA Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Trường Đại học Bách khoa trong việc triển khai chương trình
Ông Nguyễn Viết Toàn – Công ty Cổ phần Xây dựng Central mong muốn được tiếp tục đồng hành cùng nhà trường trong các chương trình đào tạo tương tự CEP
Bà Tonghathai Likhitweerawong – Văn phòng dự án JICA for AUN/SEED-Net chia sẻ kế hoạch triển khai một số hoạt động trong giai đoạn chuyển giao (2023-2026) sau khi giai đoạn 4 của dự án AUN/SEED-Net kết thúc

Nguồn: https://hcmut.edu.vn/ds-tin-tuc/321?lang=vi

Related News

A MEMORABLE AND MEANINGFUL LEARNING JOURNEY AT HCMUT

A MEMORABLE AND MEANINGFUL LEARNING JOURNEY AT HCMUT

As a consulting design engineer in the construction field, Ivan realized the importance of ensuring that the solutions he designs are effectively implemented. That’s why he decided to join the BK-IMP Program in Construction Management to gain additional knowledge and...

APPLICATION OF INDUSTRY 4.0 TECHNOLOGY IN TRANSPORTATION PROJECTS

APPLICATION OF INDUSTRY 4.0 TECHNOLOGY IN TRANSPORTATION PROJECTS

With the rapid growth of transportation demand and the number of vehicles, the construction of key transportation infrastructure is still in its infancy. Construction is a necessary condition, while new management, operation and maintenance are the conditions for all...