HỘI THẢO: ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO KIỂM SOÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG

🔻 Theo báo cáo của 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 1, năm 2022 trên toàn quốc đã xảy ra 7.718 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) (tăng 1.214 vụ, tương ứng với 18,66% so với năm 2021). Hầu hết các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đa phần xảy ra ở lĩnh vực xây dựng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Ngã cao, va chạm, điện giật, …. Điều này càng cho chúng ta thấy rõ về tình trạng an toàn lao động ở Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề và thách thức. 

Công tác đảm bảo an toàn cho người lao động là nhiệm vụ trọng yếu trong công tác quản lý dự án xây dựng. Các chuyên gia trong lĩnh vực này không chỉ đơn thuần cần kiến thức về quản lý dự án xây dựng mà cần phải hiểu rõ về các quy định an toàn lao động liên quan đến ngành xây dựng, bao gồm việc đảm bảo an toàn cho người lao động, bảo vệ môi trường, và quản lý các rủi ro xảy ra trong quá trình xây dựng. Trong thực tế hiện nay, dù đã có nhiều cải tiến điển hình như: trang bị các thiết bị bảo hộ lao động và tuyên truyền rộng rãi các quy tắc giữ an toàn cho người lao động. Tuy nhiên, việc giám sát bảo vệ hộ lao động còn phụ thuộc nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm, tính chủ quan của cán bộ kỹ thuật và các kỹ thuật thủ công. Kết quả là vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn và sai sót trong hệ thống bảo hộ. 

📌 Vậy, đâu sẽ là giải pháp tối ưu giúp kiểm soát an toàn lao động?

Để có thể tạo ra cú hích có tác động lớn cho lĩnh vực xây dựng, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence -AI) được coi là một “ứng cử viên” sáng giá đóng vai trò quan trọng – tích cực – lớn mạnh giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề trong kiểm soát an toàn lao động. 

Ghi nhận điển hình nhất là việc ứng dụng AI để nhận diện, kiểm tra, phân tích hình ảnh hiện trường một cách hiệu quả và chính xác. Tất cả là nhờ sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo AI cùng các lớp thuật toán tiên tiến nhưng không kém phần phức tạp: Học máy (Machine learning) và Học sâu (Deep learning). Công nghệ này đang thực sự mở ra một cánh cửa mới giúp con người tạo ra sự thay đổi tích cực cho lĩnh vực kiểm soát an toàn lao động xây dựng.

💫 Hãy cùng trường Đại học Bách Khoa ĐHQG HCM, chương trình Thạc sĩ Quốc tế BK-IMP đến với hội thảo “ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO KIỂM SOÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG”. Hội thảo được tổ chức nhằm giới thiệu về các công nghệ trong quản lý xây dựng: Trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ thực tế ảo AR, Drone, Game build console và các ứng dụng của chúng trong đời sống hiện đại ngày nay giúp kiểm soát hiệu quả công tác an toàn thiết bị bảo hộ lao động trên các công trường xây dựng.

Hội thảo hứa hẹn sẽ mang đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời, thu hút sự tìm tòi và khai phá từ cộng đồng. Và đặc biệt, người tham gia còn có cơ hội được tham quan các đề tài nghiên cứu khoa học và trải nghiệm thực tế các công nghệ tại phòng thí nghiệm BIM Lab.

————————————

⏰ Thời gian: 9:30 – 11:00, Thứ Bảy, ngày 27/5/2023

📍 Địa điểm: Phòng chuyên đề khoa Kỹ thuật Xây dựng, Nhà B6 – Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM | 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10

🎤 Buổi hội thảo với sự tham gia chia sẻ của diễn giả: PGS.TS Trần Đức Học – Khoa Kỹ thuật Xây dựng của Trường Đại học Bách Khoa ĐHQG HCM

👉🏻 Nhanh tay đăng ký tham gia Hội thảo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo kiểm soát an toàn lao động trên công trường xây dựng” ngay hôm nay nhé!

🔥 Đăng ký tại đây: https://forms.gle/L8TdK5xR3jWvDxoNA

—————————–

🔖 Chương trình Thạc sĩ Quốc Tế BK-IMP

📌 Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM

🏣 Phòng 306, lầu 3, tòa nhà A4, trường ĐHBK – 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM

📞 Điện thoại: 028 7300 4183 | Hotline: 03 3264 3264

📧 Email: info@imp.edu.vn

Tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân tại BKA-SIM MENTORING

Chương trình BKA-SIM Mentoring do Ban đại diện Cựu sinh viên Khoa Quản lý Công nghiệp (BKA-SIM) tổ chức, hướng đến kết nối – đồng hành – chia sẻ giữa các anh chị có chuyên môn về quản trị – với các bạn sinh viên/cựu sinh viên quan tâm đến khởi nghiệp, công tác quản trị doanh nghiệp và có mục tiêu chính là phát triển bản thân (personal development).

✨ Chương trình mentoring mùa 1 (2023-2024) đã và đang nhận được sự ủng hộ của hơn 15 Mentor có profile xuất sắc trong các lĩnh vực như Data/Business Intelligence/Business Analyst; Truyền thông; Fintech; Marketing & Sales; Supply Chain & Logistic; Quản trị vận hành doanh nghiệp; Tài chính, phân tích dự án, đầu tư… Có thể kể đến như:

1. Ông Nguyễn Thanh Sơn – Thành viên HĐQT, Giám đốc công ty CP Incom Sài Gòn (ICSG) – Thành viên HĐ Đầu Tư IC Community.

2. Ông Nguyễn Xuân Thời – Chủ tịch HĐQT/ CEO công ty CP Tập đoàn Bảo Nguyên – Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần tư vấn du học UE.

3. Ông Trần Duy Khiêm – Giám đốc Khối Phát triển kinh doanh U&I Logistics.

4. Ông Nguyễn Trung Thành – Tổng Giám Đốc Mekong One.

5. Ông Trần Tuyên Đức – Phó Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Công nghệ Sao Bắc Đẩu.

6. Ông Lê Trí Đức – Cựu học viên IMC MBA – Sales Manager of Era

7. Bà Thu Hà – Giám đốc kinh doanh Creative Marketing & Ecommerce.

8. Bà Hồ Thị Ngọc Dung – CEO Công ty du lịch PHD.

9. Bà Võ Thị Minh Phương – Giảng viên CFVG MBA HCMC, FPT/ Đại học Greenwich, Giám đốc mua sắm toàn cầu & chuỗi cung ứng Công ty PH Transform Solution.

⚡️ Tham gia chương trình, các Mentee sẽ có cơ hội:

– Gặp và trao đổi trực tiếp (offline) Mentor của mình mỗi tháng một lần và liên tục trong 12 tháng. Sau mỗi buổi mentoring & trước 12h đêm ngày cuối cùng trong tháng, Mente đăng bài chia sẻ tóm tắt buổi mentoring trên group Facebook của chương trình (group riêng tư chỉ gồm các mentor-mentee của chương trình).

– Học hỏi và phát triển bản thân thông qua các tấm gương Mentor.

– Mở rộng mạng lưới và tạo ra những kết nối bổ ích.

📌 Khi bắt đầu chương trình, nếu là cựu sinh viên, bạn sẽ đóng 1.000.000 VNĐ; nếu là sinh viên, bạn không cần đóng, chương trình sẽ cấp cho bạn 1.000.000 VNĐ xem là ký quỹ. Bạn được hoàn lại số tiền ký quỹ này vào cuối chương trình nếu hoàn thành 12 buổi mentoring & đăng bài tóm tắt 12 buổi mentoring đầy đủ & đúng lịch.

👉 Hiện chương trình đang tiếp nhận các bạn Mentee là sinh viên/cựu sinh viên của các Khoa toàn trường. Các bạn vui lòng đăng ký tham gia tại: https://forms.gle/sydwKm5RDrPphT2LA hoặc quét QR Code.

👉 Thông tin chính thức về chương trình BKA-SIM Mentoring được đăng tải tại fanpage: https://www.facebook.com/bkasimmentoring

📌 Thời gian tiếp nhận đăng ký: từ nay đến hết 25/05/2023.

Chương trình “Community and Technological Camp (CommTECH) Highlight 2023”

Phòng Quan hệ Đối ngoại trân trọng thông báo đến Quý thầy cô và các bạn sinh viên thông tin về chương trình “Community and Technological Camp (CommTECH) Highlight 2023”. Chương trình này do Institut Teknologi Sepuluh Nopember (ITS), Indonesia tổ chức dành cho tất cả các cán bộ, sinh viên của các trường đối tác. Thông qua chương trình, các ứng viên sẽ có cơ hội tìm hiểu về Indonesia đồng thời được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các ứng viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau…

Thời gian chương trình: 20-31/7/2023 hoặc 21/8 – 01/9/2023

Địa điểm: Institut Teknologi Sepuluh Nopember (ITS), Indonesia

Ứng viên tiềm năng: tất cả cán bộ, sinh viên quan tâm đăng ký tham gia

Cách thức đăng ký: đăng ký online đến 16/6/2023 hoặc 17/7/2023 (tùy theo từng phân ban của chương trình)

+ Bước 1: Ứng viên quan tâm, vui lòng chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Form đăng ký (theo mẫu của Ban tổ chức), đơn xin phép tham gia chương trình có chữ ký của lãnh đạo đơn vị và các hồ sơ kèm theo -> gửi về Phòng Quan hệ Đối ngoại (Ms. Phổ) qua email: ntpho@hcmut.edu.vn  trước ngày 10/6/2023 hoặc 10/7/2023 (tùy theo từng phân ban của chương trình). Sau đó, Phòng Quan hệ Đối ngoại sẽ chuẩn bị thư đề cử và gửi lại cho ứng viên.

+ Bước 2: Ứng viên gửi hồ sơ cho ITS qua emailcommtech@its.ac.id và cc cho email:  internationaloffice.its@gmail.comntpho@hcmut.edu.vn.

Tổng kinh phí tham gia chương trình là 1,600 USD (chưa bao gồm tiền vé máy bay, bảo hiểm, chi phí cá nhân). ITS sẽ cấp các suất học bổng toàn phần (1,600 USD), học bổng 800 USD và học bổng 600 USD cho ứng viên của trường đối tác dựa trên cơ sở đề cử và thời gian nộp hồ sơ.

Thông tin chi tiết về hồ sơ đăng ký tham dự, vui lòng xem CommTECH Camp Highlight 2023 Registration Form và tại web: https://www.its.ac.id/international/study-at-its/short-program/commtech-camp/commtech-camp-highlight/

Thông tin liên hệ: Mr. Wahuy qua email:  commtech@its.ac.id

                             Ms. Phổ qua email: ntpho@hcmut.edu.vn

NỮ NGHIÊN CỨU SINH TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TỐT NGHIỆP VỚI 6 BÀI BÁO WEB OF SCIENCE/SCOPUS TRONG 4 NĂM

Có 6 bài báo khoa học thuộc Web of Science/Scopus và được miễn phản biện độc lập

Theo thống kê của Trường Đại học Bách khoa, nghiên cứu sinh (NCS) tốt nghiệp có nhiều công trình khoa học mang tính ứng dụng cao, trung bình mỗi NCS có 4.6 bài báo được đăng trên tạp chí và hội nghị quốc tế uy tín. Theo quy định của Nhà trường, để đủ điều kiện đầu ra, nghiên cứu sinh (NCS) cần đảm bảo tối thiểu hai bài báo khoa học. 

NCS Lữ Thị Mộng Thy (sinh năm 1984), nghiên cứu sinh khóa 2018, ngành Kỹ thuật Hóa học Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM công bố 6 bài báo khoa học thuộc Web of Science/Scopus nghiên cứu về vật liệu nano oxit kim loại từ tính trên cơ sở Graphen oxit (GO) trong vòng 4 năm (1 bài Q1, 3 bài Q2, 1 bài Q3 và 1 bài Q4). Cùng với tổng hệ số trích dẫn bài báo cao IF = 11,807, Mộng Thy được miễn phản biện độc lập dù không nằm trong diện ưu tiên miễn phản biện.

Graphen oxit là một trong những vật liệu cấu trúc nano cacbon siêu mỏng, bao gồm nhiều lớp với các nhóm chức có khả năng liên kết với các kim loại nặng, chất ô nhiễm (hay còn gọi là khả năng hấp phụ). Nhằm hạn chế tình trạng các lớp GO tích tụ lại với nhau, các oxit kim loại từ tính là Fe3Ovà MnFe2Ođã được đưa vào giữa các lớp GO.

Sự kết hợp giữa oxit từ tính và GO tổng hợp nên hai loại vật liệu nanocomposite (Fe3O4/GO và MnFe2O4/GO) mang các ưu điểm vượt trội như bề mặt riêng lớn, dung lượng hấp phụ cao và có tiềm năng ứng dụng trong xử lý các tác nhân gây ô nhiễm môi trường như chất màu, kim loại nặng,…

Trong đó, Fe3O4/GO với từ tính cao hơn có khả năng hấp phụ chất màu hữu cơ xanh methylen (MB), còn MnFe2O4/GO chủ yếu hấp phụ kim loại nặng như chì, arsenic, niken,… 

“Bằng cách triển khai nghiên cứu song song 2 vật liệu Fe3O4/GO và MnFe2O4/GO, tôi tận dụng thời gian để đánh giá hình thái, cấu trúc vật liệu cũng như mở rộng hướng ứng dụng của đề tài”, Mộng Thy chia sẻ. 

NCS đã có thể hoàn thành đúng hạn 3 năm học tiến sĩ, tuy nhiên vì muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn các loại vật liệu này, Mộng Thy dành thêm thời gian nghiên cứu tại Phòng Thí nghiệm Trọng điểm ĐHQG-HCM Công nghệ Hóa học và Dầu khí Trường Đại học Bách khoa đến tháng 9/2022 dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Mai Thanh Phong và PGS. TS. Nguyễn Hữu Hiếu (khoa Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa).

Theo PGS. TS. Nguyễn Hữu Hiếu, 6 bài báo được cộng đồng quốc tế công nhận là minh chứng cho các đóng góp mới về mặt học thuật cũng như tính ứng dụng khả thi của luận án. 

“Các loại vật liệu mới này có khả năng góp phần giải quyết những hệ lụy kéo theo từ sự phát triển của nền công nghiệp cũng như ngăn ngừa các tác nhân gây hại đến sức khỏe con người”, PGS. TS. Nguyễn Hữu Hiếu nhận định, cho biết có thể phối hợp với các đơn vị xử lý nước thải để thử nghiệm thực tế vật liệu. Ngoài ra, trong luận án còn nêu ra bộ thông số điều kiện hấp phụ tối ưu của các vật liệu này, tạo cơ sở để tư vấn cho các đơn vị sử dụng.

Nghiên cứu phải gắn liền với đam mê

Ở cương vị là một giảng viên khoa Công nghệ Hóa học – Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, nghiên cứu đối với Mộng Thy là bước đệm để nâng cao trình độ và năng lực giảng dạy. Nhưng để theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu này, đam mê mới là yếu tố giữ chân Thy.  

Khi có ý định học tiến sĩ, Thy quyết định chọn Trường Đại học Bách khoa. “Chương trình đào tạo ở Trường Đại học Bách khoa bắt buộc người học phải có số lượng công bố nhất định trên các tạp chí uy tín (trong nước và quốc tế), do đó đòi hỏi ở người học sự tự nỗ lực cao, nếu không có đam mê sẽ rất dễ bỏ cuộc” – tân tiến sĩ chia sẻ. 

PGS. TS. Hoàng Trang, Trưởng phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Bách khoa cho biết, công tác quản lý chất lượng NCS tại Trường tương đối chặt chẽ, phải thông qua nhiều quy trình. Thí sinh phải bảo vệ đề cương đầu vào để đảm bảo điều kiện xét tuyển. Trung bình mỗi 6 tháng, NCS phải thực hiện các tiểu luận tổng quan, các chuyên đề để báo cáo tiến độ nghiên cứu, các hội thảo cấp bộ môn, cấp khoa.

“Quy trình chặt chẽ tạo điều kiện để NCS vừa trau dồi kiến thức chuyên môn, vừa nâng cao bản lĩnh, kỹ năng ứng xử trong môi trường học thuật. Đồng thời, Nhà trường cũng có cơ sở để thẩm định các luận án của NCS một cách sát sao hơn”, PGS. TS. Hoàng Trang nhận định, cho rằng NCS phải thực sự có mục tiêu học tập và nghiên cứu đúng đắn, có đam mê và kiên trì mới có thể hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Trường.

Theo PGS. TS. Hoàng Trang, tình hình tuyển sinh và cấp bằng trình độ Tiến sĩ tại Trường Đại học Bách khoa có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2018 đến nay. Trung bình mỗi năm, Nhà trường công nhận và cấp bằng Tiến sĩ cho khoảng 40-50 Nghiên cứu sinh (NCS).

Nguồn: HCMUT

GIÁO SƯ TRẦN VĂN THỌ – GIÁO SƯ DANH DỰ ĐẠI HỌC WASEDA ĐẾN THĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Sáng 13/4, Trường Đại học Bách khoa vinh dự đón tiếp Giáo sư Trần Văn Thọ – GS danh dự Đại học Waseda, Tokyo; Ủy viên Hội đồng trường Trường Đại học Công nghệ Nagaoka, Nhật Bản đến thăm và làm việc.

Đại diện Trường Đại học Bách khoa đón tiếp Giáo sư có PGS. TS. Nguyễn Danh Thảo – Phó Hiệu trưởng; PGS. TS. Đặng Đăng Tùng – Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế cùng trưởng các đơn vị.

GS. Trần Văn Thọ tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế Đại học Hitotsubashi, sau đó là Phó Giáo sư rồi Giáo sư Đại học Obirin. Từ năm 2000, ông làm Giáo sư kinh tế Đại học Waseda (Tokyo) đến khi về hưu năm 2020. Ông là một trong ba người nước ngoài đầu tiên được mời làm việc trong Hội đồng tư vấn kinh tế nhiều đời của Thủ tướng Nhật cũng như làm cố vấn cho nhiều cơ quan của chính phủ Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ – GS danh dự Đại học Waseda, Tokyo; Ủy viên Hội đồng trường Trường Đại học Công nghệ Nagaoka, Nhật Bản

Trong lần thăm chính thức đầu tiên của GS. Trần Văn Thọ tại Trường Đại học Bách khoa, ông đánh giá cao những đóng góp tích cực của Trường Đại học Bách khoa với vị thế là ngôi trường kỹ thuật hàng đầu tại khu vực phía Nam. Trong buổi gặp gỡ này, GS. Trần Văn Thọ mong muốn tìm hiểu chi tiết hơn về hệ thống chương trình đào tạo; các chương trình liên kết với các đối tác quốc tế, đặc biệt là với Trường Đại học Công nghệ Nagaoka; các chiến lược phát triển và nâng cao nguồn nhân lực của Trường Đại học Bách khoa trong tương lai. Thông qua đó, Giáo sư có thể hỗ trợ Nhà Trường trong việc đóng góp ý kiến, tham mưu các kế hoạch, quảng bá hình ảnh, giới thiệu đối tác nhằm đẩy mạnh mạng lưới kết nối Việt-Nhật,…

Trao đổi với GS. Trần Văn Thọ, PGS. TS. Nguyễn Danh Thảo đã giới thiệu về mô hình đào tạo tại Trường Đại học Bách khoa, đặc biệt nhấn mạnh ba nhiệm vụ trọng tâm của Trường gồm (1) nâng cao chất lượng đào tạo theo chiến lược quốc tế hóa giáo dục; (2) đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; (3) mang giá trị tri thức Bách khoa phục vụ cho cộng đồng. Về kế hoạch đào tạo của Trường trong tương lai, PGS. TS. Nguyễn Danh Thảo cho biết với cơ chế tự chủ, Trường sẽ tiếp tục tăng cường các chương trình đào tạo quốc tế, đầu tư song song vào cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy, đồng thời bám sát nhu cầu thực tế của xã hội và doanh nghiệp để có thể bồi dưỡng nguồn nhân lực chuyên môn cao.

PGS. TS. Nguyễn Danh Thảo giới thiệu tổng quan về Trường Đại học Bách khoa

Trước những yêu cầu đối với phát triển năng lực toàn diện cho người học, GS. Trần Văn Thọ còn đặt vấn đề về việc lồng ghép các kiến thức xã hội nhân văn vào trong đào tạo kỹ thuật công nghệ. Đại diện Trường Đại học Bách khoa cho biết trong 4,5 năm gần đây, Nhà trường bắt đầu chú trọng hơn về cách thức đào tạo này thông qua việc triển khai các hoạt động/dự án liên ngành nhằm giúp sinh viên có góc nhìn đa chiều hơn về xã hội học.

PGS. TS. Nguyễn Danh Thảo khẳng định việc nhận được sự quan tâm và hỗ trợ tư vấn từ GS. Trần Văn Thọ là trợ lực để Trường Đại học Bách khoa hoàn thiện hơn các chính sách phát triển Trường cũng như cho địa phương & xã hội. Phía đại diện Trường Đại học Bách khoa bày tỏ hy vọng tiếp tục được trao đổi và đồng hành cùng GS. Trần Văn Thọ ở các hoạt động quan trọng của Nhà trường thời gian tới.

Nguồn: HCMUT