Học bổng trao đổi của Trường University South – Eastern Norway dành cho sinh trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Tế

Mở rộng con đường đến sự nghiệp mơ ước của bạn! Trường University South – Eastern Norway (USN) cấp 3 học bổng trao đổi trong 1 học kỳ và 3 học bổng trao đổi cho 2 học kỳ cho sinh viên thạc sĩ từ HCMUT / HCMIU cho học kỳ mùa xuân 2020 (hoặc học kỳ mùa xuân 2020 + học kỳ mùa thu 2020). Với truyền thống hợp tác giữa Trường Đại học Bách Khoa và Trường University South – Eastern Norway (USN) sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho sinh viên Bách Khoa tiếp cận và nhận được hỗ trợ từ học bổng này.

Học bổng Thạc sĩ 2020 của Trường Đại học South-Eastern Norway dành cho sinh viên trường Đại học Bách Khoa và Đại học Quốc tế

Đại học South-Eastern (USN) với 18.000 sinh viên và 8 cơ sở là trường đại học lớn thứ tư ở Na Uy. USN có thế mạnh về áp dụng nghiên cứu và phát triển ứng dụng liên hệ chặt chẽ với ngành công nghiệp và khu vực công.

Sinh viên từ HCMUT và HCMIU sẽ được đăng ký giai đoạn trao đổi Học kỳ mùa xuân 2020 (hoặc học kỳ mùa xuân 2020 + học kỳ mùa thu 2020) tại các chương trình thạc sĩ về Công nghệ Micro và Nano (Campus Vest Vest) và Kỹ thuật điện (Campus Porsgrunn) tại Đại học South-Eastern Norway (USN). Khi nộp đơn, sinh viên chỉ ra các khóa học mình mong muốn theo học (Các sinh viên nên lấy tối thiểu 30 tín chỉ ETCS mỗi học kỳ).

Yêu cầu chung dành cho ứng viên:

  • Ứng viên là sinh viên thạc sĩ tại Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUT), Khoa Kỹ thuật Điện & Điện tử hoặc Đại học Quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh (HCMIU), Khoa Kỹ thuật Điện. Các đơn từ các tổ chức hoặc phòng ban/ trường học khác cũng có thể được xem xét.
  • Có điểm trung bình tích lũy trong lớp BSc tương đương hoặc tốt hơn điểm C trong hệ thống ECTS.

Về yêu cầu Tiếng Anh:

Khi nhập học vào chương trình này đòi hỏi khả năng tiếng Anh tốt, cả nói và viết. Khuyến khích trình độ tiếng Anh tương đương với trình độ B2 (Cambridge). USN cũng chấp nhận IELTS với tổng điểm tối thiểu 5.5 (bài kiểm tra học thuật) hoặc TOFEL với số điểm tối thiểu là 60.

Các hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Đơn đăng kí (mẫu đơn tại đây)
  • Bảng điểm tại trường Đại học Bách Khoa hoặc trường Đại học Quốc tế
  • Thư bày tỏ nguyện vọng (Letter of Movation)
  • Bài kiểm tra trình độ tiếng Anh (có thể được yêu cầu sau, trong vòng 31.10.2019)

Quyền lợi của học bổng:

Các sinh viên được chọn sẽ được cấp số tiền không vượt quá 62 500 (khoảng 6500 €) cho học kỳ mùa xuân 2020 / NOK 52500 (khoảng 5400 €) cho học kỳ mùa thu 2020. Trao đổi là một phần của chương trình hợp tác của NORPART giữa USN và HCMUT / HCMIU . Học bổng sẽ bao gồm chi phí visa, chi phí đi lại, bảo hiểm, nhà ở và chi phí sinh hoạt trong thời gian trao đổi sinh viên.

Lưu ý: Hạn chót nộp hồ sơ đăng ký ngày 13.10.20
Xem thông tin chi tiết tại đây

Liên hệ để được hỗ trợ:

  • Contacts USN: Associate. Prof. Tung Manh, Programme
    Manager, tung.manh@usn.no
  • HCMUT: Dr. Cuong Huynh Phu Minh, hpmcuong@hcmut.edu.vn
  • HCMIU: Dr. Long That Ton, ttlong@hcmiu.edu.vn

3 tuyệt kỹ mà một kỹ sư thành công phải biết

Với nhu cầu phát triển không ngừng của các ngành kỹ thuật – công nghiệp, nguồn nhân lực chất lượng cao vì thế luôn được săn đón. Cùng với đó, yêu cầu về chất lượng của một kỹ sư ngày càng cao hơn, không chỉ dừng lại ở chuyên môn nghề nghiệp mà còn về ngoại ngữ cùng với kỹ năng quản trị, một kỹ sư trang bị đầy đủ những yếu tố này sẽ mở ra những cơ hội lớn về nghề nghiệp.

Khả năng quản trị mở rộng con đường thăng tiến

Có được khả năng quản trị đồng nghĩa với việc mở ra con đường tiến tới cấp bậc cao hơn trong tổ chức. Hãy cùng IMP tìm hiểu về mô hình Robert Katz Skills – bộ 3 kỹ năng mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng phải biết!

Kỹ năng kỹ thuật (technical skills)

Là khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể, nói cách khác là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị.  Ví dự như một nhà quản trị dự án xây dựng phải nắm rõ các kiến thức về tiêu chuẩn về chất lượng công trình xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết kế bản vẽ công trình… Chức vụ cao đồng nghĩa với yêu cầu về các kiến thức chuyên môn cũng cần được nâng cao. Tuy nhiên, kỹ năng chuyên môn không phải là kỹ năng quá khó bởi vì thông thường các nhà quản trị sẽ làm việc từ thấp đến cao từ đó có được kinh nghiệm làm việc, nắm vững được các kiến thức chuyên môn.

Đây là một kỹ năng rất cần thiết, quan trọng đối với một nhà quản trị cấp cơ sở. Càng lên vị trí quản trị cấp cao hơn, tầm quan trọng kỹ năng này ngày càng ít hơn. Bởi vì lúc này một nhà quản trị cấp cao không còn tham gia quá sâu vào những công việc chuyên môn kỹ thuật hàng ngày mà thay vào đó là làm những công việc mang tính đặc trưng hơn về mặt quản trị.

Kỹ năng con người (human skills) 

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản trị là phải phối hợp, cùng làm việc với nhân viên của mình. Kỹ năng bao gồm những kiến thức liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên và điều khiển nhân sự. Kỹ năng nhân sự là tài năng đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan hệ với những người khác nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung. 

Kỹ năng này được xem là một bước tiến dẫn tới vị trí cao hơn của một nhà lãnh đạo. Cùng với đó, kỹ năng này là yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc phân chia, sử dụng, kiểm soát nguồn nhân lực và năng suất làm việc của nhân viên trong tổ chức. Đây chính là kỹ năng then chốt mà bất kì cấp bậc quản lý nào cũng phải đạt được.

Kỹ năng khái niệm hoá vấn đề (conceptual skills)

Đây là kỹ năng khó hình thành nhất và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những nhà quản trị cao cấp. Đòi hỏi họ cần có tư duy chiến lược tốt để đề ra đúng đường lối chính sách đối phó có hiệu quả với những bất trắc, đe dọa, kìm hãm sự phát triển đối với tổ chức.

Vị trí càng cao thì càng đòi hỏi cao nhà quản trị về kỹ năng khái niệm hóa vấn đề. Tức là, tầm nhìn của nhà quản trị lúc này phải bao quát được mục tiêu, nắm được các vấn đề của các phòng ban, từ đó tư duy hệ thống, phân tích các mối liên hệ, dự đoán và giải quyết được các vấn đề trong một tổ chức.

Trên đây được xem là 3 kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất đối với một nhà quản trị. Những cấp quản trị cao thì càng cần nhiều những kỹ năng về khái niệm hóa vấn đề. Ngược lại ở những cấp quản trị thấp hơn, thì càng cần nhiều kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật. Kỹ năng về nhân sự thì ở đâu, ở cấp nào cũng cần và cũng đều là quan trọng.

Đi tìm câu trả lời: Lý do khiến dự án thất bại cùng Consulting Café Tháng 8

Sáng Chủ nhật vừa qua, sự kiện Consulting Café tháng 08 đã được tổ chức bởi Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh MBA – MCI phối hợp cùng Chương trình Thạc sĩ chất lượng cao Bách Khoa tại Saigon Innovation Hub.

Diễn giả và các khách tham dự tại sự kiện Consulting Café tháng 8

Diễn giả và các khách tham dự tại sự kiện Consulting Café tháng 8

Lần này, Consulting Café quay lại với chủ đề “Những lý do khiến dự án thất bại” và nhận được sự quan tâm của hơn 30 khách tham dự đến từ nhiều doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau để gặp gỡ, lắng nghe và trao đổi cùng diễn giả và khách mời, là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Tư vấn – Quản trị dự án.

Tiến sĩ Soenke với những phân tích và chia sẻ chuyên sâu về Lý do khiến dự án thất bại

Tiến sĩ Soenke với những phân tích và chia sẻ chuyên sâu về Lý do khiến dự án thất bại

Là nhà sáng lập và điều hành công ty tư vấn Friderich Kommunikation & Projektmanagement có trụ sở tại Đức, Tiến sĩ Friederich Soenke, đã mang lại những bài học vô cùng “đắt giá” và bổ ích mà thầy đã tích luỹ được trong 25 năm giảng dạy và thực nghiệm ở lĩnh vực Quản lý dự án, Quản trị rủi ro, Phát triển nguồn nhân lực.

Dựa vào các thống kê và phân tích từ Hiệp hội Quản lý dự án quốc tế (IMPA), thầy Soenke đã bật mí các lý do khiến dự án thất bại. Thực tế, theo thầy chia sẻ, có rất nhiều nguyên nhân làm dự án không thành công, nhưng thầy Soenke nhấn mạnh 5 lý do tiêu biểu và thường gặp dẫn đến thất bại của một dự án:

REASONS WHY PROJECTS MAY FAIL?

Sau những chia sẻ tổng quan từ thầy Soenke, dưới góc nhìn của một nhà Quản trị dự án trong lĩnh vực IT, anh Nguyễn Công Danh – là Line Manager/Senior Technical Program Manager tại NFQ Châu Á, tiếp tục mang lại câu chuyện thực tế thú vị trong nghề. Anh cũng nhấn mạnh “lỗ hổng giao tiếp” là vấn đề mà bất kì một đội ngũ thực hiện dự án nào cũng cần phải đối mặt: giữa project executive với project manager và team member. Điều đó đòi hỏi nhà Quản trị phải theo dõi sát sao dự án: tiến hành các cuộc họp thường xuyên, đảm bảo các bên thực hiện đều nắm được thông tin,  thống nhất được ý kiến của bên yêu cầu và bên thực hiện.

 Anh Nguyễn Công Danh - cựu học viên chương trình MBA-MCI khoá 4 chia sẻ về Quản trị dự án trong lĩnh vực IT.

Anh Nguyễn Công Danh – cựu học viên chương trình MBA-MCI khoá 4 chia sẻ về Quản trị dự án trong lĩnh vực IT.

“Dự án được thực hiện bởi rất nhiều người, do đó, teamwork là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến dự án, giải pháp đặt ra là khi một cá nhân, bộ phận gặp phải khó khăn cần lên tiếng ngay để nhận được hỗ trợ, tránh được trường hợp trễ tiến độ dự án.” – anh Danh chia sẻ

ChPhạm Thị Thúy Vân - Director of People and Organization Partnering of Healthcare Business Unit tại DKSH Vietnam, mang lại chia sẻ vô cùng gần gũi và bổ ích.

Chị Phạm Thị Thúy Vân – Director of People and Organization Partnering of Healthcare Business Unit tại DKSH Vietnam, mang lại chia sẻ vô cùng gần gũi và bổ ích.

Với kinh nghiệm dày dặn, chinh chiến qua nhiều dự án lớn trong và ngoài nước, moderator của chương trình – chị Phạm Thị Thuý Vân còn mang đến sự kiện nhiều câu chuyện và kinh nghiệm về quản trị dự án dưới góc nhìn của một chuyên gia tư vấn Nhân sự. Bằng sự duyên dáng và giọng nói đầy thu hút của mình, chị Vân đã dẫn dắt mọi người cùng trao đổi sôi nổi trong buổi thảo luận, chia sẻ ý kiến cũng như những kinh nghiệm thực tiễn về chủ đề sự kiện. Nhờ đó, các chuyên gia, khách mời và mọi người có thể đưa ra những lời khuyên, tư vấn bổ ích về những vấn đề và khó khăn mà cá nhân đang gặp phải trong chính doanh nghiệp, tổ chức của họ.

Các khách tham dự cùng tham gia thảo luận về chủ đề của chương trình

Các khách tham dự cùng tham gia thảo luận về chủ đề của chương trình


Consulting Café là chuỗi sự kiện xoay quanh các chủ đề: (1) Tư vấn quản trị, (2) Khởi nghiệp, (3) Đổi mới sáng tạo do Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh MBA – MCI và Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP đồng tổ chức nhằm kết nối giảng viên, chuyên gia, học viên và cựu học viên với cộng đồng.

Robot nhà nông sắp thế chỗ con người để thu hoạch trái cây

Loại robot này được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng thiếu nhân công ở Vương quốc Anh.

Fieldwork Robotics, một công ty thuộc trường Đại học Plymouth tại Vương quốc Anh, vừa hoàn thành thử nghiệm loại robot “nhà nông” có khả năng hái quả mâm xôi (phúc bồn tử) cực kỳ điêu luyện. Nếu được thương mại hoá, robot này có thể giúp bù đắp sự thiếu hụt nhân công hái trái cây.

Theo tờ The Guardian, các công nhân Châu Âu làm việc theo mùa, những người chiếm phần lớn lượng công nhân hái trái tại Vương quốc Anh, đang dần thích làm việc tại những quốc gia Châu Âu như Đức hơn là Vương quốc Anh, điều này dẫn đến việc thiếu hụt nhân công và trái cây thối rửa do không kịp thu hoạch. Đấy là lý do mà các nông trường đang rất mong chờ những robot thu hoạch như thế này.

Fieldwork Robotics được thành lập để thương mại hóa loại robot này, thử nghiệm ban đầu, robot sẽ thu thập các quả mâm xôi. Loại trái cây này được coi là đặc biệt thách thức do nó dễ bị hư hỏng hơn các loại trái cây mềm khác, cùng với đó là sự phân bố quả không đồng đều trên các nhánh cây. Ý tưởng ở đây là nếu một hệ thống robot có thể hái quả mâm xôi, thì nó sẽ dễ dàng thích nghi với việc thu hoạch quả khác.

Với mẫu robot thử nghiệm, trái cây chín sẽ được hệ thống camera của robot phát hiện, sau đó hai cánh tay hái của nó vươn vào bụi rậm, nhẹ nhàng lấy và nhổ quả mâm xôi, thả nó vào thùng chứa rồi chuyển sang quả tiếp theo.

Một trang trại ở West Sussex đã đăng ký để đưa hệ thống robot thu hoạch này vào sử dụng từ tháng 8 năm 2018, và những thử nghiệm thực tế ban đầu đã hoàn tất. Fieldwork Robotics hiện sẽ sử dụng dữ liệu được thu thập để điều chỉnh robot trước khi tham gia vào nhiều thử nghiệm thực tế hơn vào cuối năm nay, để sẵn sàng cho kế hoạch thương mại vào năm 2020.

Theo Genk

6 điều cần cân nhắc trước khi lựa chọn theo đuổi một tấm bằng thạc sĩ.

Xu hướng toàn cầu hóa tạo ra nhu cầu cao về giáo dục và bằng cấp đối với nhân sự nói chung. Mặc dù bạn có thể bắt đầu sự nghiệp quốc tế mà không cần bằng cấp, nhưng ít nhất một tấm bằng thạc sĩ sẽ giúp bạn tránh bớt những rào cản trong con đường phát triển sự nghiệp của mình.

Tuy nhiên, theo đuổi một tấm bằng thạc sĩ thường tốn kém chi phí – đặc biệt là các chương trình Chất lượng cao hoặc quốc tế, bỏ ra nhiều thời gian và công sức. Sau đây là sáu điều bạn nên cân nhắc trước khi quyết định theo đuổi một chương trình thạc sĩ.

1. Trau dồi kinh nghiệm

Mặc dù tấm bằng thạc sĩ có vẻ sẽ tạo ra điểm sáng trong CV của bạn, nhưng có một tấm bằng thạc sĩ mà không đi kèm kinh nghiệm làm việc thực tế có thể sẽ gây phản tác dụng.

Ở các vị trí khởi đầu, các nhà tuyển dụng thường không đòi hỏi bằng cấp cao. Những vị trí này thường không quá phức tạp, vì vậy tấm bằng thạc sĩ của bạn có thể làm nhà tuyển dụng thấy bạn đang vượt quá yêu cầu đối với vị trị khởi điểm tại công ty.

Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ không đủ yêu cầu cho các vị trí cao hơn. Lúc này bạn sẽ mắc kẹt giữa vị trí khởi điểm và vị trí trung cấp.

Do đó, lời khuyên cho bạn là: Bạn nên trau dồi một vài năm kinh nghiệm cho các công việc liên quan trước khi theo đuổi tấm bằng thạc sĩ. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn những chương trình thạc sĩ bán thời gian (học vào buổi tối và thứ bảy, chủ nhật) để vừa trau dồi kinh nghiệm làm việc vừa theo đuổi tấm bằng thạc sĩ.

2. Bằng cấp chung (general) hay bằng cấp chuyên môn (technical)

Hiên nay có rất nhiều chương trình thạc sĩ general có thể phát triển sự nghiệp quốc tế của bạn. Những chương trình này cung cấp cho bạn một nền tảng tốt để phát triển sự nghiệp trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực.

Tuy nhiên, những nhà tuyển dụng cấp cao cho rằng họ muốn tìm kiếm những người có trình độ kỹ thuật hơn. Ví dụ: Quản lý dự án xây dựng, điện tử, kỹ thuật dầu khí,… Một số công việc sẽ không yêu cầu bằng cấp về lĩnh vực cụ thể mà chỉ đòi hỏi kinh nghiệm, một số công việc thì đòi hỏi chính xác bằng cấp chuyên môn. Và việc có một bằng cấp chuyên môn sẽ giúp bạn ứng tuyển được vào cả hai công việc trên.

Càng ngày càng có nhiều chương trình general cung cấp các môn học trong các lĩnh vực cụ thể. Các chương trình chuyên môn thì được thiết kế bổ sung khối kiến thức quản trị hoặc song bằng. Nếu bạn không thể lựa chọn general hay technical, thì đây là một trong những lựa chọn tốt nhất của bạn.

3. Nghiên cứu thị trường việc làm

Có thể bạn đã tìm thấy một chương trình cung cấp nhưng kiến thức tuyệt vời cho con đường sư nghiệp của bạn. Nhưng trước khi thực sự quyết định, hãy thử tìm hiểu thị trường việc làm trong lĩnh vực đó. Liệu có những vị trí phù hợp với bằng cấp bạn sắp theo đuổi hay không.

4. Đừng chỉ nhìn vào tên trường

Đúng vậy, trong sự nghiệp phát tiển toàn cầu, nhiều nhà tuyển dụng không đặt nặng tên trường bạn đã tốt nghiệp. Vì vây, thay vì quá tập trung vào các chương trình đã quá quen thuộc, hãy cân nhắc thật kỹ những gì mà chương trình mang lại cho bạn.

Ví dụ: một số chương trình sẽ cho phép bạn thực hiện các công việc thực địa, tham quan doanh nghiệp, thậm chí trao đổi học thuật với các trường khác. Bạn cũng nên cân nhắc đến các hoạt động ngoài chương trình học như các hội thảo chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, networking, các sự kiện chuyên ngành, v.v… điều này giúp bạn trau dồi kiến thức đa góc nhìn đồng thời cũng giúp bạn tạo ra những mối quan hệ tốt cho con đường sự nghiệp của bạn.

5. Nhà tuyển dụng có thể nghi ngờ về các bằng cấp trực tuyến

Hiện nay có nhiều tổ chức cung cấp các chương trình trực tuyến. Về mặt logic, điều này giúp bạn dễ tiếp cận đến các chương trình thạc sĩ ở nhiều nơi hơn đi kèm với một số tiện lợi về thời gian và địa điểm so với chương trình học thông thường. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nhà tuyển dụng có thể nghi ngờ về chất lượng của bằng cấp trực tuyến và không đánh giá cao như các bằng cấp thông thường.

Do đó, trước khi chọn một chương trình trực tuyến, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ chuyên cần theo đuổi cả khóa học, uy tín và danh tiếng chương trình.

6. Cố gắng vừa học vừa làm

Nếu có thể, bạn nên chọn một chương trình bán thời gian để theo đuổi trong khi vẫn làm việc. Đôi khi các tổ chức sẽ tài trợ một phần khóa học và giúp bạn tiết kiệm chi phí bỏ ra. Thêm vào đó, bạn cũng tránh được việc công việc bị gián đoạn trong quá trình học.

Vừa học vừa làm cùng lúc cũng có thể giúp bạn ứng dụng những kiến thức đã học ngay vào công việc hiện tại và ngược lại. Bạn có thể mang những tình huống, vấn đề trong công việc để xin ý kiến từ bạn học, giáo sư, v.v…

Vừa học vừa làm cũng có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Gary Lazor, Giám đốc quản lý nhân tài tại SSG Advisors, cho rằng việc vừa học vừa làm thể hiện khả năng quản lý thời gian, làm việc hiệu quả, điều này cải thiện khả năng trúng tuyển của ứng viên trong quá trình tuyển dụng.

International Master Programs dịch.