Chuyến Field Trip trải nghiệm thực tế dự án Masterise Centre Point, Khu đô thị Vinhomes Grand Park tại TP. HCM.

Từ ngày 22/8 đến ngày 6/9/2022, Các bạn học viên Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP ngành Quản lý xây dựng sẽ được tham gia chuyến Field Trip trải nghiệm thực tế dự án Masterise Centre Point, KĐT Vinhomes Grand Park tại Tp. HCM.

Dự án Masteri Centre Point do chủ đầu tư Masterise Homes đầu tư và phát triển, đây là chủ đầu tư đã có nhiều dấu ấn thành công trên thị trường Bất động sản. Sau 6 năm hình thành và phát triển, bắt đầu với thị trường bất động sản tại Thảo Điền quận 2. Masterise Homes dần phát triển với nhiều dự án thành công như: Masteri Thảo Điền, Masteri An Phú, Millennium,….

Dự án này còn là sự hợp tác chiến lược với các đối tác hàng đầu thế giới: Tange Associates (Nhật Bản) – thiết kế kiến trúc, studio HBA (Mỹ) – thiết kế nội thất số 1 thế giới, Landsculptor (Thái Lan) – thiết kế cảnh quan, tư vấn & giám sát xây dựng Mace (Anh). Chính vì vậy, chuyến đi thực tế này là cơ hội tốt để các học viên của chương trình, đặc biệt là học viên quốc tế có cơ hội tìm hiểu về cách thức quản lý các hoạt động của một công ty xây dựng, cũng như cách thức quản lý các dự án xây dựng trong thực tế như: quản lý chi phí, quản lý tiến độ, quản lý chất lượng, quản lý rủi ro, quản lý hợp đồng,…

Có thể nói chuyến đi sẽ giúp học viên tích lũy được cho mình những kiến thức, kỹ năng cũng như giải pháp thực tế từ một trong những dự án hàng đầu tại Việt Nam.

HỘI THẢO: “THÚC ĐẨY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA NHÀ QUẢN LÝ BẰNG TƯ DUY THIẾT KẾ”

Ngày nay, bạn dễ dàng nghe mọi người trao đổi hoặc tìm hiểu về Tư duy thiết kế – Design Thinking và đây cũng là một trong những kỹ năng nền tảng cho bất kỳ ai trong tương lai. Kỹ năng này đã được lãnh đạo của rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Google, Samsung hay Amazon, …. áp dụng và tạo nên những thành công nhất định, góp phần tạo nên vị thế dẫn đầu cho doanh nghiệp của mình. Vậy kỹ năng này là gì mà có thể trở thành kỹ năng của tương lai?

Nhằm giúp cho mọi người có thể có một cái nhìn tổng quát cũng như cách ứng dụng kỹ năng này vào cuộc sống và công việc, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh để đạt được mục tiêu của mình, Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề THÚC ĐẨY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA NHÀ QUẢN LÝ BẰNG TƯ DUY THIẾT KẾ. Buổi hội thảo với sự chia sẻ của PGS.TS. Phạm Quốc Trung – Giảng viên trường Đại học Bách Khoa. Một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về kinh doanh như Quản lý tri thức, Khoa học quản lý ứng dụng, Chuyển đổi số, Quản lý hệ kinh doanh thương mại điện tử…

🌟 Đại diện cho chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP, PGS.TS Trương Quang Vinh cũng là khách mời của buổi hội thảo đã dành thời gian chia sẻ thông tin về ngành Quản trị Kinh doanh của chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK- IMP cũng như những giá trị mà ngành này mang đến cho học viên của mình như môi trường học tập cũng như kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết cho một nhà quản lý trong tương lai. Và buổi hội thảo này chính là một phần của môn học Kỹ năng quản trị nhằm giúp khách mời có thể trải nghiệm được một buổi học của chương trình BK-IMP ngành Quản trị Kinh doanh.

🌟 Nếu như trong khóa học trực tuyến với chủ đề 5 KỸ NĂNG CƠ BẢN DÀNH CHO NHÀ QUẢN TRỊ KỸ THUẬT sẽ giới thiệu và hướng dẫn cách phát triển những kỹ năng cơ bản mà một nhà quản lý, đặc biệt là kỹ sư cần biết như kỹ năng về nhận thức, quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm và tư duy phản biện thì trong buổi hội thảo trực tiếp, PGS.TS. Phạm Quốc Trung cũng dành nhiều thời gian giới thiệu về Tư duy thiết kế trong quản trị cũng như phương thức để nhà quản trị ứng dụng trong doanh nghiệp. Có thể nói Tư duy thiết kế là một phương pháp tư duy khoa học giúp đổi mới sáng tạo, giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của doanh nghiệp. Tư duy thiết kế là năng lực tập thể với mục đích hướng tới đáp ứng nhu cầu người dùng, lấy khách hàng là trung tâm. Phương pháp tư duy này sẽ giúp công ty đề ra giải pháp để giải quyết khó khăn của khách hàng một cách triệt để.

🌟 Chúng ta có thể chia quy trình tư duy thiết kế thành 5 giai đoạn đó là: thấu hiểu, đồng cảm khó khăn của khách hàng; định danh, xác định vấn đề của khách hàng; lên ý tưởng; đưa ra nguyên mẫu và cuối cùng là thử nghiệm, kiểm tra. Ở mỗi giai đoạn, diễn giả đưa ra những ví dụ để khách tham dự có thể hiểu rõ hơn về từng giai đoạn của tư duy thiết kế. Không dừng lại ở đó, diễn giả cũng đưa ra câu đố để khách tham dự có thể tự tin ứng dụng kỹ năng này trong thực tế.

Trong buổi hội thảo, những câu hỏi thú vị đến từ khách tham dự cũng đã được diễn giả giải đáp tận tình. Hy vọng những kiến thức từ khóa học và buổi hội thảo sẽ phần nào trang bị cho khách tham dự đặc biệt là những kỹ sư, những kiến thức và kỹ năng quản lý hữu ích có thể ứng dụng trực tiếp vào công việc hiện tại để thăng tiến trong tương lai.

3 awesome skills a successful engineer must master

In response to the rising demand of the industrial engineering fields, a high-quality workforce is always sought-after. Moreover, the qualification requirements that an engineer must fulfill are getting more and more stringent. The requirements are not only professional skills but also foreign language proficiency and administrative skills. An engineer who can comply with all the mentioned requirements can find diverse opportunities during their career.

Administrative skills boosting your career prospects.

Obtaining administrative skills can open up to your further promotion in an organization. Let’s find out more about Robert Katz’s Three-Skill Approach – the set of 3 skills that every engineer must know.

Technical skills

It is an essential skill to accomplish any specific task, in other words, it is called the professional qualifications of an administrator. For example, a construction project administrator needs to acquire a profound understanding about standards of construction quality, technical standards of construction drawing, etc. The higher your position is, the higher professional standards you must achieve. However, professional skills are usually not a problem because seniors gradually achieve their positions, hence building up those skills with working experience.

This is a necessary and vital skill for a grassroots level administrator. The higher your administration position is, the less important your technical skills are because senior administrators are not involved in daily technical tasks anymore, they take part in administrative tasks instead.

Human skills

One of the most important responsibilities of administrators is teamwork, they have to work together with their employees. Skills mentioned here include the understanding of how to work together, motivating and allocating human resources. Human skills are administrators’ talent to connect with others, hence creating a great environment to accomplish tasks together.

Human skills are considered as a great opportunity to be promoted as a administrator. Additionally, those skills affects the efficiency in human allocation, use, administration and individual productivity in the organization. This is the key skill that administrators at any level must achieve.

Conceptual skills

This is the toughest skill to acquire and it plays a vital role to senior administrators. They need to have strategic thinking skills to plan strategical and tactical policies dealing with any threats of the organization.

Senior positions require excellence at conceptual skills which means the vision of administrators at the time must include general objectives for them to know each department’s problem then use systematic thinking to analyze the connections, predict and solve existing problems in the firm.

Those are 3 essential sets of skills for an administrator. Senior administrators will need to acquire more skills of conceptualization. By contrast, technical skills are more in need for administrators at lower levels. And regarding human skills, it is important for everyone to forge it.

3 tuyệt kỹ mà một kỹ sư thành công phải biết

Với nhu cầu phát triển không ngừng của các ngành kỹ thuật – công nghiệp, nguồn nhân lực chất lượng cao vì thế luôn được săn đón. Cùng với đó, yêu cầu về chất lượng của một kỹ sư ngày càng cao hơn, không chỉ dừng lại ở chuyên môn nghề nghiệp mà còn về ngoại ngữ cùng với kỹ năng quản trị, một kỹ sư trang bị đầy đủ những yếu tố này sẽ mở ra những cơ hội lớn về nghề nghiệp.

Khả năng quản trị mở rộng con đường thăng tiến

Có được khả năng quản trị đồng nghĩa với việc mở ra con đường tiến tới cấp bậc cao hơn trong tổ chức. Hãy cùng IMP tìm hiểu về mô hình Robert Katz Skills – bộ 3 kỹ năng mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng phải biết!

Kỹ năng kỹ thuật (technical skills)

Là khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể, nói cách khác là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị.  Ví dự như một nhà quản trị dự án xây dựng phải nắm rõ các kiến thức về tiêu chuẩn về chất lượng công trình xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết kế bản vẽ công trình… Chức vụ cao đồng nghĩa với yêu cầu về các kiến thức chuyên môn cũng cần được nâng cao. Tuy nhiên, kỹ năng chuyên môn không phải là kỹ năng quá khó bởi vì thông thường các nhà quản trị sẽ làm việc từ thấp đến cao từ đó có được kinh nghiệm làm việc, nắm vững được các kiến thức chuyên môn.

Đây là một kỹ năng rất cần thiết, quan trọng đối với một nhà quản trị cấp cơ sở. Càng lên vị trí quản trị cấp cao hơn, tầm quan trọng kỹ năng này ngày càng ít hơn. Bởi vì lúc này một nhà quản trị cấp cao không còn tham gia quá sâu vào những công việc chuyên môn kỹ thuật hàng ngày mà thay vào đó là làm những công việc mang tính đặc trưng hơn về mặt quản trị.

Kỹ năng con người (human skills) 

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản trị là phải phối hợp, cùng làm việc với nhân viên của mình. Kỹ năng bao gồm những kiến thức liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên và điều khiển nhân sự. Kỹ năng nhân sự là tài năng đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan hệ với những người khác nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung. 

Kỹ năng này được xem là một bước tiến dẫn tới vị trí cao hơn của một nhà lãnh đạo. Cùng với đó, kỹ năng này là yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc phân chia, sử dụng, kiểm soát nguồn nhân lực và năng suất làm việc của nhân viên trong tổ chức. Đây chính là kỹ năng then chốt mà bất kì cấp bậc quản lý nào cũng phải đạt được.

Kỹ năng khái niệm hoá vấn đề (conceptual skills)

Đây là kỹ năng khó hình thành nhất và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những nhà quản trị cao cấp. Đòi hỏi họ cần có tư duy chiến lược tốt để đề ra đúng đường lối chính sách đối phó có hiệu quả với những bất trắc, đe dọa, kìm hãm sự phát triển đối với tổ chức.

Vị trí càng cao thì càng đòi hỏi cao nhà quản trị về kỹ năng khái niệm hóa vấn đề. Tức là, tầm nhìn của nhà quản trị lúc này phải bao quát được mục tiêu, nắm được các vấn đề của các phòng ban, từ đó tư duy hệ thống, phân tích các mối liên hệ, dự đoán và giải quyết được các vấn đề trong một tổ chức.

Trên đây được xem là 3 kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất đối với một nhà quản trị. Những cấp quản trị cao thì càng cần nhiều những kỹ năng về khái niệm hóa vấn đề. Ngược lại ở những cấp quản trị thấp hơn, thì càng cần nhiều kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật. Kỹ năng về nhân sự thì ở đâu, ở cấp nào cũng cần và cũng đều là quan trọng.

Đi tìm câu trả lời: Lý do khiến dự án thất bại cùng Consulting Café Tháng 8

Sáng Chủ nhật vừa qua, sự kiện Consulting Café tháng 08 đã được tổ chức bởi Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh MBA – MCI phối hợp cùng Chương trình Thạc sĩ chất lượng cao Bách Khoa tại Saigon Innovation Hub.

Diễn giả và các khách tham dự tại sự kiện Consulting Café tháng 8

Diễn giả và các khách tham dự tại sự kiện Consulting Café tháng 8

Lần này, Consulting Café quay lại với chủ đề “Những lý do khiến dự án thất bại” và nhận được sự quan tâm của hơn 30 khách tham dự đến từ nhiều doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau để gặp gỡ, lắng nghe và trao đổi cùng diễn giả và khách mời, là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Tư vấn – Quản trị dự án.

Tiến sĩ Soenke với những phân tích và chia sẻ chuyên sâu về Lý do khiến dự án thất bại

Tiến sĩ Soenke với những phân tích và chia sẻ chuyên sâu về Lý do khiến dự án thất bại

Là nhà sáng lập và điều hành công ty tư vấn Friderich Kommunikation & Projektmanagement có trụ sở tại Đức, Tiến sĩ Friederich Soenke, đã mang lại những bài học vô cùng “đắt giá” và bổ ích mà thầy đã tích luỹ được trong 25 năm giảng dạy và thực nghiệm ở lĩnh vực Quản lý dự án, Quản trị rủi ro, Phát triển nguồn nhân lực.

Dựa vào các thống kê và phân tích từ Hiệp hội Quản lý dự án quốc tế (IMPA), thầy Soenke đã bật mí các lý do khiến dự án thất bại. Thực tế, theo thầy chia sẻ, có rất nhiều nguyên nhân làm dự án không thành công, nhưng thầy Soenke nhấn mạnh 5 lý do tiêu biểu và thường gặp dẫn đến thất bại của một dự án:

REASONS WHY PROJECTS MAY FAIL?

Sau những chia sẻ tổng quan từ thầy Soenke, dưới góc nhìn của một nhà Quản trị dự án trong lĩnh vực IT, anh Nguyễn Công Danh – là Line Manager/Senior Technical Program Manager tại NFQ Châu Á, tiếp tục mang lại câu chuyện thực tế thú vị trong nghề. Anh cũng nhấn mạnh “lỗ hổng giao tiếp” là vấn đề mà bất kì một đội ngũ thực hiện dự án nào cũng cần phải đối mặt: giữa project executive với project manager và team member. Điều đó đòi hỏi nhà Quản trị phải theo dõi sát sao dự án: tiến hành các cuộc họp thường xuyên, đảm bảo các bên thực hiện đều nắm được thông tin,  thống nhất được ý kiến của bên yêu cầu và bên thực hiện.

 Anh Nguyễn Công Danh - cựu học viên chương trình MBA-MCI khoá 4 chia sẻ về Quản trị dự án trong lĩnh vực IT.

Anh Nguyễn Công Danh – cựu học viên chương trình MBA-MCI khoá 4 chia sẻ về Quản trị dự án trong lĩnh vực IT.

“Dự án được thực hiện bởi rất nhiều người, do đó, teamwork là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến dự án, giải pháp đặt ra là khi một cá nhân, bộ phận gặp phải khó khăn cần lên tiếng ngay để nhận được hỗ trợ, tránh được trường hợp trễ tiến độ dự án.” – anh Danh chia sẻ

ChPhạm Thị Thúy Vân - Director of People and Organization Partnering of Healthcare Business Unit tại DKSH Vietnam, mang lại chia sẻ vô cùng gần gũi và bổ ích.

Chị Phạm Thị Thúy Vân – Director of People and Organization Partnering of Healthcare Business Unit tại DKSH Vietnam, mang lại chia sẻ vô cùng gần gũi và bổ ích.

Với kinh nghiệm dày dặn, chinh chiến qua nhiều dự án lớn trong và ngoài nước, moderator của chương trình – chị Phạm Thị Thuý Vân còn mang đến sự kiện nhiều câu chuyện và kinh nghiệm về quản trị dự án dưới góc nhìn của một chuyên gia tư vấn Nhân sự. Bằng sự duyên dáng và giọng nói đầy thu hút của mình, chị Vân đã dẫn dắt mọi người cùng trao đổi sôi nổi trong buổi thảo luận, chia sẻ ý kiến cũng như những kinh nghiệm thực tiễn về chủ đề sự kiện. Nhờ đó, các chuyên gia, khách mời và mọi người có thể đưa ra những lời khuyên, tư vấn bổ ích về những vấn đề và khó khăn mà cá nhân đang gặp phải trong chính doanh nghiệp, tổ chức của họ.

Các khách tham dự cùng tham gia thảo luận về chủ đề của chương trình

Các khách tham dự cùng tham gia thảo luận về chủ đề của chương trình


Consulting Café là chuỗi sự kiện xoay quanh các chủ đề: (1) Tư vấn quản trị, (2) Khởi nghiệp, (3) Đổi mới sáng tạo do Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh MBA – MCI và Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP đồng tổ chức nhằm kết nối giảng viên, chuyên gia, học viên và cựu học viên với cộng đồng.