5 chiến lược để trở thành chuyên gia giải quyết vấn đề

Trong xã hội đầy thách thức, con người ngày càng quen với việc giải quyết các vấn đề nhỏ xung quanh. Do đó, những người nhạy bén sẽ dễ dàng gặt hái được thành công hơn. Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt cũng sẽ khiến bạn vượt trội hơn những đồng nghiệp của mình.

Chúng ta thường được giao nhiệm vụ dưới dạng “giải quyết tình huống”. Cho dù bạn đang phải giải quyết vấn đề của khách hàng hay của chính mình thì việc bạn sở hữu trong tay kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn xử lý công việc một cách toàn diện.Ví dụ, khi nói về vai trò của một nhà quản lý, thì người đó có trách nhiệm giải quyết các vấn đề kinh doanh với một nguồn lực phù hợp. Lúc đó, người quản lý cần sự tự tin để hoàn thành tốt công việc của mình, và sự tự tin đó chỉ có thể được tích lũy khi bạn sở hữu khả  năng giải quyết vấn đề, bởi đó là một khuôn mẫu để xử lý những thách thức một cách nhanh chóng và chính xác. Khi có được càng nhiều kinh nghiệm giải quyết vấn đề, bạn sẽ càng phát triển những kỹ năng của bản thân cũng như có những bước tiến trong việc hoạch định chiến lược làm việc. Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu những tố chất cần thiết để trở thành chuyên gia trong việc này.

4 bước giải quyết vấn đề

  • Nhận diện vấn đề
  • Brainstorming
  • Lựa chọn chiến lược tốt nhất
  • Triển khai giải pháp

5 kỹ thuật giải quyết vấn đề thông dụng

  • Liệt kê những trở ngại khó khăn
  • Tìm kiếm những cơ hội vàng
  • Áp dụng kỹ thuật lật ngược vấn đề
  • Luôn lắng nghe
  • Quan sát vấn đề một cách khách quan

3 trở ngại thường gặp

  • Thông tin sai lệch
  • Định kiến
  • Áp dụng một cách máy móc

4 bước giải quyết vấn đề

4 bước giải quyết vấn đề

Nhận diện vấn đề

Bước đầu tiên cần xác định xem đó là vấn đề gì. Chỉ khi bạn xác định được vấn đề mà bạn đang đối mặt, bạn mới có thể tìm ra được điểm mấu chốt để giải quyết và dễ dàng hơn trong việc tìm ra những gì đang đi sai hướng. Bạn có thể bắt đầu bằng việc mổ xẻ các phần chính của vấn đề. Việc tiếp cận từng chi tiết rất quan trọng. Đồng thời, hãy xem xét các giả định, dữ liệu và giả thuyết. Hãy đặt những câu hỏi đúng đắn để làm vấn đề sáng tỏ. Chẳng hạn, người ta thường nghĩ khi hiếu hiệu suất làm việc của nhân viên không tốt, đó là do lỗi của nhân viên đó.Tuy vậy, nếu thận trọng xem xét mọi khía cạnh, bạn có thể thấy việc thiếu đào tạo nhân viên hay khối lượng công việc quá tải mới là những vấn đề thực sự.

Brainstorming

Đây là giai đoạn giải quyết vấn đề phổ biến, được xem là một trong những cách hiệu quả nhất mà các nhà lãnh đạo trên thế giới sử dụng. Khi bạn chưa thể liệt kê các bước tiếp theo để xử lý tình huống, hãy động não. Bạn có thể tự thực hiện hoặc hoạt động nhóm để cùng nhau tìm ra N giải pháp, sau đó lựa chọn giải pháp thích hợp nhất cho từng vấn đề. Việc liệt kê những giải pháp để xử lý các tình huống phức tạp còn làm tăng óc sáng tạo và tối ưu hóa quá trình suy nghĩ.

Lựa chọn chiến lược

Một khi bạn đã hoàn thành việc xem xét vấn đề và rút ra được một số phương pháp để giải quyết, đó là lúc cần phải đưa ra quyết định. Điều quan trọng là phải cân nhắc thật kỹ giữa những “phương án”  để có thể chọn ra giải pháp tối ưu nhất có lợi cho các bên. Những ai hạn chế bản thân trong việc sử dụng một phương pháp xử lý duy nhất sẽ không thể nào trở thành một chuyên gia giải quyết vấn đề, do đó, sự linh hoạt khi lựa chọn giữa những phương án là rất cần thiết. Một khi bạn đã “chốt” được nước đi của mình, bạn có thể tiến tới bước cuối cùng.

Triển khai giải pháp

Việc triển khai và thực hiện giải pháp tiềm năng cũng đóng vai trò quan trọng. Đôi khi, bạn sẽ phải thay đổi mô hình kinh doanh của công ty sao cho kế hoạch hành động được tất cả mọi người nhất trí. Nếu không, sự thay đổi có thể mang hiệu ứng ngược lại. Bạn phải hiểu rằng việc áp dụng đúng giải pháp chính là chìa khóa mấu chốt để tăng năng suất của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.

5 kỹ thuật giải quyết vấn đề thông dụng

Xác định những chướng ngại khó khăn

Mọi thứ sẽ bắt đầu khi bạn lật mở và khám phá các giả thuyết của một sự việc. Trong thực tế, các vấn đề hiếm khi xảy ra một cách độc lập, vậy nên những chuyên gia thường sẽ có cái nhìn chi tiết đến những vấn đề liên quan. Không chỉ vậy, họ còn ghi lại tất cả những yếu tố tiềm năng trong các cách giải quyết được đề xuất. Khi bạn liệt kê mọi trở ngại, bạn đã giới hạn những khả năng xấu có thể xảy ra.

Tìm kiếm cơ hội vàng

Cơ hội luôn xuất hiện quanh ta. Bạn nên hiểu rằng, những người giải quyết vấn đề hiệu quả cũng là những kẻ rất biết nắm bắt cơ hội “vàng”. Vì thế, bạn hãy xem xét và đánh giá các yếu tố bên ngoài một cách thận trọng, đừng để vụt mất cơ hội trong tầm tay. Vấn đề mà bạn đang gặp phải tưởng chừng sẽ khó xử lý, nhưng nếu thay đổi quan điểm và cách nhìn nhận của mình, bạn có thể tìm thấy những cách “mở khóa” dễ dàng hơn. Biết đâu trong quá trình tìm kiếm, bạn lại khám phá ra một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới và thú vị.

Kỹ thuật lật ngược vấn đề

Kỹ thuật này liên quan đến việc phân tích những nguyên nhân khiến vấn đề xảy ra. Ví dụ, một sản phẩm đã bị lỗi có thể được phân tích nhỏ thành từng phần bằng cách đi ngược lại từ lúc nguyên liệu còn trong silo cho đến khi hình thành.Theo cách tương tự, chúng ta có thể dùng kỹ thuật Reverse Engineer này để lật ngược các vấn đề phải đối mặt hàng ngày. Hãy bắt đầu dặt những câu hỏi và tìm ra các câu trả lời về nguyên nhân, hoàn cảnh và các nhân tố tác động lên vấn đề đó.

Luôn lắng nghe

Hãy cởi mở tiếp nhận các luồng ý kiến khác nhau. Sẽ có trường hợp mà vấn đề và thực tế khá khác với điều mà bạn nghĩ. Bên cạnh đó, việc giải pháp tốt nhất có thể không giải quyết được thách thức mà còn đưa công ty của bạn rẽ sang đường khác cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Vì thế, lời khuyên thêm cho bạn là luôn mạnh dạn khám phá các góc độ khác nhau của cùng một vấn đề và lắng nghe ý kiến của mọi người.

Đánh giá mọi thứ một cách khách quan

Khi bị mắc kẹt trong một vấn đề, tâm trí của chúng ta thường có xu hướng rơi vào bế tắc.Trong trường hợp đó, bạn nên chia sẻ vấn đề của mình với một người khác. Như vậy, bạn không chỉ có một cái nhìn mới hoàn toàn về vấn đề của mình mà còn có thể khám phá ra được những điều mình không ngờ tới. Do đó, hãy tôn trọng các quan điểm khác biệt và đừng chần chừ khi tìm kiếm sự giúp đỡ.

Những trở ngại có thể gặp khi giải quyết vấn đề

Tất nhiên, nghệ thuật giải quyết vấn đề cũng sẽ có những sai sót. Có thể có một số các trở ngại sẽ ngăn bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả, có thể kể đến là thông tin không liên quan, đưa ra giả định sai hoặc áp dung một cách máy móc.

Thông tin sai lệch

Khi bạn bắt đầu giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ rằng liệu thông tin bạn đang nhận có đáng tin cậy hay không. Nếu bạn sử dụng những thông tin không phù hợp, những giải pháp sai sẽ được tạo ra. Vấn đề càng phức tạp thì thông tin càng dễ bị nhầm lẫn khiến lựa chọn sai lầm.

Định kiến

Đây là một trở ngại hình thành từ các giải pháp đã được dùng đi dùng lại trong quá khứ. Khi chúng ta giới hạn chính mình trong những giải pháp đã được áp dụng, bộ não sẽ trở nên kém linh hoạt.

Áp dụng một cách máy móc

Việc áp dụng chức năng một cách máy móc có thể ngăn cản bạn khám phá những giải pháp sáng tạo khác, cũng như hạn chế bạn tiếp nhận thông tin và lời khuyên từ những đồng nghiệp.

Theo slidemodel.

5 Problem Solving Strategies to Become a Better Problem Solver

A lot of people would agree on the fact that life is full of challenges. People become proficient enough when it comes to catering to small problems or issues in hand. However, those who attain exceptional insights into problem-solving can gain success in the long run. Problem-solving can enable anybody to gain an edge over their peers and achieve more. The bigger the problem, the difference is the approach. We all are tasked with some form of problem-solving, whether it’s in our workplace or even homes.

It doesn’t really matter whether you’re solving a challenge for your client, discovering new problems to solve or even helping to solve one problem, having a dedicated problem-solving technique can flourish you as a whole. For instance, if we take an example of a manager’s role, he/she is liable to solve every business challenge in the way (with the appropriate resources). Confidence to solve a problem is required here. Now, the confidence can only be achieved when you have a good problem-solving approach up to your sleeves.

Let’s move ahead and understand what is problem-solving and what it actually represents? In simpler terms, a problem-solving technique is a framework to cater to challenges quickly and in a precise manner. If you’re looking forward to solving problems in hand without much difficulty, you can consider improving your problem-solving skills. As you gain experience with problem-solving, you might develop your own set of techniques as well as strategies. However, for now, let’s explore the components of a dedicated problem-solving endeavor.

The 4 stages of Problem-Solving

  • Understanding the challenge
  • Brainstorming
  • Picking the best strategy
  • Deploying the solution

5 Well-known problem-solving techniques

  • Listing the obstacles
  • Finding the golden opportunities
  • Reverse engineering the problem
  • Staying open-minded
  • An uninterested Observer

Obstacles you might encounter solving the problem

  • Misleading information
  • Mindset
  • Functional fixedness

The 4 stages of Problem-Solving

The 4 problem solving stages

Understanding the challenge

One of the first steps is to really define the problem. Unless and until you can identify what you’re dealing with, you can never gain an edge. Getting access to the detailed image is of great importance. When you define the problem, you simply get your hands on what’s actually wrong! You can begin by extracting the principal segments of the challenge. Also, make assumptions, data as well as hypothesis into consideration. Ask the right questions! If you’re having issues with the performance of your employees, one might think it’s the human error. Well, if you stress-upon carefully, you might find a lack of training or unbearable workload the real issues.

Brainstorming

It is of the most popular and proven problem-solving stage, brainstorming is one of the most effective ways leaders solve problems around the world. When you’re not able to manifest the next steps in solving a problem, brainstorming comes into play. It can be an individual or group activity that is purposed to generate ‘N’ number of solutions and then identifying the best solution as per the challenge. Writing down the ways to solve complex problems increases the creativity and optimizes the thought process.

Picking the best strategy

Once you’re done scrutinizing the problem and end up with some considerable options to solve it, it’s time for decision making. It is of utmost importance to consider all the options and then pick the one which can offer a win-win. People who confine themselves to a single technique or option very quickly don’t become great problem solvers. Once you’re sure of a strategy, you can move to the next stage.

Deploying the solution

Implementation and deploying a potential solution is a crucial step. At times, you might have to change the business model of your organization. One should draw the action plan in such a manner that the proposed solutions can be welcomed by associated personnel as well as the organization. Otherwise, there can be a negative shift as well. You must understand that implementing the right solution is the key to increase the productivity of any individual as well as an organization.

5 Well-known problem-solving techniques

Listing the obstacles

Problem-solving starts when you start exploring each and every possibility of a problem. As a matter of fact, problems are rarely isolated. People with high problem-solving abilities often take a detailed view of the involved issues. Further, they jot down all the possible potential factors which can further get in the way of a proposed solution. When you list every obstacle, you certainly decrease the possibility of backfiring due to the newly implemented solution. Hence, a higher degree of success can be attained when problems are managed in a more comprehensive manner.

Finding the golden opportunities

Most of the time the real gold opportunities are often wrapped up inside simpler challenges. The problem you’re dealing with might just look bigger to handle. If you shift your perspective, you might find it simple to crack. You should understand that people who are efficient problem solvers are also great opportunists. It is highly advised to assess all the external factors, you never know when you get your hands on something valuable. It is also possible that in your pursuit of finding opportunities, you may discover a whole new and exciting business model. Thus, problem fix should be in such a manner that the future doesn’t get blemished.

Reverse engineer the problem

It’s the technique that involves deconstructing the problem and carefully analyzing how and why it developed in the first place. For instance, a finished product giving problems can be broken down into its silos and can be worked backward all the way to the whiteboard. In a similar fashion, we can reverse engineer the problems we face every day. If you have a challenge in front of you, you can start deconstructing it! Find the right answers like who are the players? What is required for this problem to happen? What are the circumstances and how they all-together create this problem?

Staying open-minded

Always keep your eyes and ears open to the possibilities. There might be a case where the actual problem is pretty different to the problem you think you are having. There can be a considerable probability that the cause of the problem is something else than what you’re thinking. Also, it is possible that the best solution might not be able to overthrow your problem and takes your organization in a different direction. It is okay to accept that your beliefs can be wrong. Thus, staying open-minded, exploring different angles of the same problem and listening to others are highly advised sub-techniques.

An uninterested observer

It would be evident to mention that when we are stuck on a problem, our mind has a tendency to stick to the same. This can be cumbersome for you, you might end up missing the things that were obvious to the problem. In short, one can easily hung-up to a particular set of thinking while completely missing the alternative thought process. Now, it is advised to explain your problem to another person. Not only this will provide a fresh set of eyes to your problem, but you might also end-up exploring the unexplored. You might be personally attached to the problem, but someone who’s not attached to the same might give you an unbiased view. Respect different points of view and never feel shy to ask for help.

Obstacles you might encounter solving the problem

Of course, the art of problem-solving technique has flaws too. There can be a considerable number of obstacles that might hamper your ability to solve a problem quickly and more efficiently. Most of the obstacles are mental in nature and these can range from irrelevant information, wrong assumptions as well as functional fixedness.

Misleading information

When you start solving a problem you should scrutinize the fact that whether the information you’re receiving is trustworthy and accountable or not. The information can be relevant as well as irrelevant to the issue at hand. When you trust on irrelevant data, faulty solutions are produced. More complex the problem, the easier it is to drift away and be misled by the pool of information.

Mindset

This is another obstacle that involved people making use of solutions that have worked in the past. Your problem-solving endeavor might be an arrow in the dark, but don’t let the possibility of failure limit your creativity and potential. When you’re confined to an already proven set of a solution, you make your brain inflexible. Always remember that no two problems have the same solution.

Functional fixedness

It is a state of mind which makes an individual see their problems in a customary manner. Functional fixedness can prevent you from exploring all the options in hand. The same can also restrict you from inputs provided by your peers. People often end-up making assumptions when they start dealing with a problem. Neither underestimates the constraints nor the possibility of any error. From organizing your music collection to taking important business-oriented decisions, problem-solving plays a crucial role. It is important to understand the nature of a problem before jumping to solutions. The trial and error approach is always appreciated. Cognitive blocks are a common barrier to problem-solving and these further impede the ability to solve challenges efficiently.

Source: slidemodel