Chương trình BK-IMP ngành Quản trị Kinh doanh được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các chuyên gia kỹ thuật muốn nâng cao năng lực quản trị. Điểm nổi bật là sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức kỹ thuật và kiến thức quản lý, giúp những người có nền tảng kỹ thuật hiểu rõ hơn về các khái niệm, quy trình quản trị, cách vận dụng vào công việc, giúp học viên phát triển toàn diện, trở thành những nhà quản lý kỹ thuật chuyên nghiệp.
Các môn học được thiết kế rất chuyên sâu, tập trung vào các xu hướng và công nghệ mới nhất. Các môn như Quản lý vận hành, Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, Quản lý dự án nâng cao đã giúp mình ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn công việc. Các môn Quản trị tài chính, Kế toán quản trị cho người ra quyết định giúp mình hiểu thêm về quy trình xây dựng và vận hành kế hoạch tài chính của một doanh nghiệp. Môn học về Dữ liệu lớn trong kinh doanh đã cập nhật các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn vào quản trị kinh doanh. Hay môn học về Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cũng giúp mình hiểu sâu về tư duy chiến lược và các mô hình kinh doanh mới.
Về đội ngũ giảng viên, các thầy cô đều là những chuyên gia, nhà quản lý giàu kinh nghiệm, có khả năng truyền đạt kiến thức và kỹ năng một cách rất hiệu quả. Thay vì chỉ truyền đạt lý thuyết thuần túy, các thầy cô đã liên kết chặt chẽ kiến thức với các tình huống, bài tập thực tế. Phương pháp học tập này chính là điểm mạnh của chương trình. Các tình huống được lựa chọn rất phù hợp, giúp học viên áp dụng trực tiếp những kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Quá trình làm việc nhóm, thảo luận và trình bày trước lớp cũng rất bổ ích, mình đã có cơ hội thực hành các kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình và ra quyết định. Những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mình tích lũy từ chương trình MBA IMP sẽ rất có ích cho công việc quản lý trong tương lai.
Học viên Nguyễn Trương Thùy Trang
Chương trình BK-IMP khóa 2022 ngành Quản trị Kinh doanh
Hiểu biết và tận dụng các vấn đề về ESG (Environmental, Social, Governance) không chỉ cần thiết mà còn là nền tảng của sự thành công trong tương lai đối với các doanh nghiệp sản xuất. Việc áp dụng các tiêu chuẩn này không chỉ giúp bảo vệ môi trường và xã hội, mà còn tạo ra giá trị bền vững giúp doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhằm trao đổi, chia sẻ các vấn đề liên quan về ESG, Khoa Quản lý Công nghiệp (SIM), Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) phối hợp với Hội tự động hoá TP.HCM (HAuA) tổ chức hội thảo “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ESG: NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT”
Thời gian: 8:30-11:30, thứ Bảy, ngày 25/5/2024
Địa điểm: Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Doanh nghiệp TP.HCM (CSED), 156 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Bến Nghé, Quận 1.
– Nhận diện các thách thức và cơ hội ESG trọng yếu trong các lĩnh vực ngành nghề
– Quy hoạch quản lý năng lượng và phương pháp trực quan hóa điện
– Chương trình Carbon offset và Tín chỉ carbon
📌 Tại Hội thảo cũng sẽ giới thiệu về các chương trình MBA, Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP) ngành Quản trị Kinh doanh, Chương trình MBA-MCI của Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM).
Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP) ngành Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Bách khoa là chương trình tiên phong và uy tín trong lĩnh vực đào tạo thạc sĩ khối ngành kỹ thuật và quản trị. Đây là chương trình giảng dạy theo chuẩn quốc tế với nội dung học luôn được cập nhật kiến thức công nghệ – quản trị mới, có tính ứng dụng cao trong công việc thực tiễn. Ngoài ra, với sự kết hợp giữa đội ngũ giảng viên Trường ĐH Bách khoa và giáo sư đầu ngành, dày dạn kinh nghiệm thực tiễn từ nước ngoài, BK-IMP sẽ là nơi nâng cao cơ hội nghề nghiệp, khả năng lãnh đạo và tư duy khởi nghiệp cho từng học viên.
Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) đang tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP) khóa 2024 ngành Quản trị Kinh doanh. Liên hệ ngay hotline chương trình: 03.3366.1414 để được tư vấn và nhận thông tin ưu đãi sớm!
————————————
Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP), Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM
ⓐ Kiosk OISP, Khu B2, Trường ĐH Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM
Nhằm xúc tiến quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác song phương về giáo dục giữa Liên bang Nga và Việt Nam, ngày 18/4/2024, đoàn đại biểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng đoàn công tác Trường Đại học Bách khoa và các trường đại học Việt Nam đã tham dự “Diễn đàn Hiệu trưởng Đại học Liên Bang Nga – Việt Nam lần thứ hai” tại Thư viện Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov.
Đoàn công tác Trường Đại học Bách khoa do PGS. TS. Mai Thanh Phong – Hiệu trưởng dẫn đầu cùng lãnh đạo các đơn vị.
Tại diễn đàn, các bên đã tổng kết các hoạt động kết nối giáo dục thời gian qua và trao đổi những kinh nghiệm, đồng thời ký kết các văn bản nhằm làm sâu sắc hơn hợp tác nhân văn giữa các trường đại học của Việt Nam và Nga trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ.
Nhân dịp này, Trường Đại học Bách khoa đã ký kết 03 biên bản ghi nhớ hợp tác với 03 trường đại học Nga, gồm: Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (Lomonosov Moscow State University); Đại học Hàng không Moscow (Moscow Aviation Institute) và Trường Đại học Liên bang Viễn Đông (Far Eastern Federal University).
Các hạng mục hợp tác giữa Trường Đại học Bách khoa và 03 Trường hàng đầu của Nga đều nhằm làm phong phú và nâng cao chất lượng các hoạt động trao đổi giữa các bên, đặc biệt tập trung vào triển khai các chương trình nghiên cứu; phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo; trao đổi sinh viên, giảng viên; xây dựng các chương trình bằng đôi; trao đổi các ấn phẩm và tài liệu nghiên cứu hiện có; chia sẻ kinh nghiệm trong việc phát triển, nâng cao các phương pháp và kỹ thuật giảng dạy,…
Trong khuôn khổ chuyến đi, vào ngày 19/4/2024, đoàn công tác Trường Đại học Bách khoa cùng đoàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đến thăm và làm việc với Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Điện Saint – Petersburg tại Saint – Petersburg. Mục đích chính của buổi làm việc là trao đổi và tìm kiếm các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực đường sắt tốc độ cao, không gian ngầm, công trình ngầm, quản lý giao thông thông minh.
Tiếp nối đó, tại Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga, đoàn Trường Đại học Bách khoa cũng đã có cuộc họp trao đổi với đại diện của 03 Trường trong liên minh IT 05 Trường Nga-Việt, gồm Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Điện Saint – Petersburg, Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Ural, Trường Đại học Nghiên cứu Quốc gia về Kỹ thuật Điện tử MIET.
Một số hình ảnh:
Ký kết với Trường Đại học Liên bang Viễn ĐôngCuộc họp trao đổi với đại diện của 03 Trường trong liên minh IT 05 Trường Nga-ViệtBuổi làm việc với Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Điện Saint – PetersburgĐoàn công tác Trường Đại học Bách khoa
Ngày nay, bạn dễ dàng nghe mọi người trao đổi hoặc tìm hiểu về Tư duy thiết kế – Design Thinking và đây cũng là một trong những kỹ năng nền tảng cho bất kỳ ai trong tương lai. Kỹ năng này đã được lãnh đạo của rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Google, Samsung hay Amazon, …. áp dụng và tạo nên những thành công nhất định, góp phần tạo nên vị thế dẫn đầu cho doanh nghiệp của mình. Vậy kỹ năng này là gì mà có thể trở thành kỹ năng của tương lai?
Nhằm giúp cho mọi người có thể có một cái nhìn tổng quát cũng như cách ứng dụng kỹ năng này vào cuộc sống và công việc, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh để đạt được mục tiêu của mình, Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề THÚC ĐẨY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA NHÀ QUẢN LÝ BẰNG TƯ DUY THIẾT KẾ. Buổi hội thảo với sự chia sẻ của PGS.TS. Phạm Quốc Trung – Giảng viên trường Đại học Bách Khoa. Một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về kinh doanh như Quản lý tri thức, Khoa học quản lý ứng dụng, Chuyển đổi số, Quản lý hệ kinh doanh thương mại điện tử…
🌟 Đại diện cho chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP, PGS.TS Trương Quang Vinh cũng là khách mời của buổi hội thảo đã dành thời gian chia sẻ thông tin về ngành Quản trị Kinh doanh của chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK- IMP cũng như những giá trị mà ngành này mang đến cho học viên của mình như môi trường học tập cũng như kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết cho một nhà quản lý trong tương lai. Và buổi hội thảo này chính là một phần của môn học Kỹ năng quản trị nhằm giúp khách mời có thể trải nghiệm được một buổi học của chương trình BK-IMP ngành Quản trị Kinh doanh.
🌟 Nếu như trong khóa học trực tuyến với chủ đề 5 KỸ NĂNG CƠ BẢN DÀNH CHO NHÀ QUẢN TRỊ KỸ THUẬT sẽ giới thiệu và hướng dẫn cách phát triển những kỹ năng cơ bản mà một nhà quản lý, đặc biệt là kỹ sư cần biết như kỹ năng về nhận thức, quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm và tư duy phản biện thì trong buổi hội thảo trực tiếp, PGS.TS. Phạm Quốc Trung cũng dành nhiều thời gian giới thiệu về Tư duy thiết kế trong quản trị cũng như phương thức để nhà quản trị ứng dụng trong doanh nghiệp. Có thể nói Tư duy thiết kế là một phương pháp tư duy khoa học giúp đổi mới sáng tạo, giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của doanh nghiệp. Tư duy thiết kế là năng lực tập thể với mục đích hướng tới đáp ứng nhu cầu người dùng, lấy khách hàng là trung tâm. Phương pháp tư duy này sẽ giúp công ty đề ra giải pháp để giải quyết khó khăn của khách hàng một cách triệt để.
🌟 Chúng ta có thể chia quy trình tư duy thiết kế thành 5 giai đoạn đó là: thấu hiểu, đồng cảm khó khăn của khách hàng; định danh, xác định vấn đề của khách hàng; lên ý tưởng; đưa ra nguyên mẫu và cuối cùng là thử nghiệm, kiểm tra. Ở mỗi giai đoạn, diễn giả đưa ra những ví dụ để khách tham dự có thể hiểu rõ hơn về từng giai đoạn của tư duy thiết kế. Không dừng lại ở đó, diễn giả cũng đưa ra câu đố để khách tham dự có thể tự tin ứng dụng kỹ năng này trong thực tế.
Trong buổi hội thảo, những câu hỏi thú vị đến từ khách tham dự cũng đã được diễn giả giải đáp tận tình. Hy vọng những kiến thức từ khóa học và buổi hội thảo sẽ phần nào trang bị cho khách tham dự đặc biệt là những kỹ sư, những kiến thức và kỹ năng quản lý hữu ích có thể ứng dụng trực tiếp vào công việc hiện tại để thăng tiến trong tương lai.