Hội thảo trực tuyến: TUYỂN SINH CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ QUỐC TẾ BK-IMP KHÓA 2023

Sự bùng nổ nhiều ứng dụng công nghệ số, thiết bị thông minh, và xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo đang là thách thức lớn dẫn đến thay đổi diện mạo thị trường lao động trong nhiều năm tới. Nhiều vị trí việc làm phải đối mặt với những biến chuyển bất ngờ của thị trường. Các nhà tuyển dụng ngày càng đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, và kỹ năng vượt bậc hơn… Đặc biệt đối với khối ngành kỹ thuật công nghệ, biến động xuất hiện càng nhiều thì nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao càng tăng. Thế nên tấm bằng Thạc sĩ Quốc tế sẽ là một bệ phóng vững chắc và tự tin cho con đường thăng tiến sự nghiệp của nhiều kỹ sư hiện nay.

✨Với mục đích chia sẻ định hướng trong bối cảnh tình hình suy thoái kinh tế cũng như lan tỏa những thông tin giá trị đến các bạn có nhu cầu học cao học tại Việt Nam với chương trình đạt chuẩn quốc tế, Văn phòng Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Bách Khoa ĐHQG HCM tổ chức buổi Hội thảo trực tuyến Tuyển Sinh Chương Trình Thạc sĩ Quốc tế BK-IMP.

Tại buổi hội thảo, diễn giả sẽ giúp bạn tháo gỡ những khó khăn và thách thức mà bạn đang phải đối mặt trước biến động của nền kinh tế toàn cầu cũng như giải đáp chi tiết những thắc mắc của các ứng viên về chương trình Thạc sĩ Quốc tế BK-IMP Khoá 2023.

🔰Đối tượng tham dự:

🔹Các bạn trẻ đi làm từ 2-3 năm sau khi tốt nghiệp.

🔹Người muốn học lên chương trình Thạc sĩ.

🔰Cụ thể Hội Thảo sẽ được tổ chức theo hình thức livestream trực tiếp tại Fanpage @Bách Khoa International Master Programs

– Thời gian: 9:00 – 10:00 Sáng Chủ Nhật: 5/3/2023

– Khách mời: 

    • PGS. TS. Phạm Trần Vũ – Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính, trường Đại học Bách Khoa
    • PGS. TS. Lê Hoài Long – Phó trưởng khoa Khoa Kỹ thuật Xây dựng, trường Đại học Bách Khoa
    • PGS. TS. Trương Quang Vinh – Phó Giám đốc văn phòng Đào tạo Quốc tế, trường Đại học Bách Khoa – đơn vị tổ chức và vận hành chương trình Thạc sĩ Quốc tế BK – IMP

🔰Nội dung hội thảo:

1. Trao đổi giữa các diễn giả về thị trường lao động, xu hướng việc làm và học tập trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.

2. Thông tin chi tiết về chương trình BK-IMP và các ngành học của chương trình BK-IMP. Chính sách tuyển sinh Khóa 2023. Chính sách học bổng và chính sách trao đổi sinh viên tại các trường đối tác nước ngoài. Quy trình nhập học và các thông tin liên quan cần thiết.

3. Hỏi đáp giao lưu cùng diễn giả

4. Kết thúc chương trình.

👉 Để được tham khảo, tìm hiểu các thông tin hữu ích từ chương trình đào tạo Thạc sĩ Quốc tế của trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TP.HCM thì đừng bỏ qua hội thảo lần này các bạn nhé!

⏩⏩ Đăng ký tham gia tại đây: https://forms.gle/wzQA4CZwKfFah89h9

Lễ Tốt nghiệp Thạc sĩ Chất lượng cao khóa 2020

Video Lễ Tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 2020

Sáng ngày 17/12/2022 vừa qua, trường Đại học Bách Khoa, Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP đã tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng thạc sĩ cho các học viên khóa 2020 tại Hội trường B4, Trường Đại học Bách Khoa. Buổi lễ tốt nghiệp đã khép lại một chặng đường học tập, tích luỹ kiến thức với nhiều kỉ niệm đáng nhớ và cũng mở ra một hành trình mới để các học viên có thể ứng dụng những kiến thức đã học để phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Buổi lễ có sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Danh Thảo – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa; Ban giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP), giảng viên cũng như người thân và bạn bè của các tân Thạc sĩ. Ngoài ra, gia đình của các học viên quốc tế đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ của mình cũng đã dành thời gian đến tham dự sự kiện đặc biệt này.

PGS.TS Nguyễn Danh Thảo  – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa chia sẻ trong buổi lễ

Với kinh nghiệm 65 năm hình thành và phát triển, trường Đại học Bách khoa tự hào khi là một trong bảy trường đại học Việt Nam được công nhận đạt tiêu chuẩn nước ngoài, đặc biệt là ngôi trường duy nhất của cả nước đạt cùng lúc hai chuẩn kiểm định của quốc tế, đó là HCERES của Châu Âu và AUN-QA của Đông Nam Á. Các chứng nhận quốc tế này đã chứng tỏ được cam kết của nhà trường trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, cũng như khẳng định vị thế của một trường đại học hàng đầu tại Việt Nam nói chung và Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP nói riêng.

Thay mặt cho ban lãnh đạo trường Đại học Bách Khoa, PGS.TS. Nguyễn Danh Thảo  – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa đã chúc mừng thành quả mà các tân Thạc sĩ BK-IMP khóa 2020 đã đạt được. PGS.TS Nguyễn Danh Thảo cũng chia sẻ rằng : “Tấm bằng Thạc sĩ ngày hôm nay là kết quả của một quá trình phấn đấu không ngừng, là minh chứng hùng hồn cho sự nỗ lực và thành công của mỗi cá nhân trên con đường tìm kiếm tri thức. Những khó khăn trong hai năm vừa qua sẽ giúp các bạn khám phá bản thân nhiều hơn cũng phát triển khả năng sáng tạo của chính mình để trở thành một thế hệ các nhà lãnh đạo, nhà quản lý không ngừng tiếp thu cái mới, nhanh nhạy, linh hoạt, kiên cường và bền bỉ để cống hiến cho xã hội và hoàn thành mục tiêu của mình. Ngoài ra, thành quả mà các tân Thạc sĩ đạt được hôm nay cũng sẽ không thể đạt được nếu không có sự tận tình dạy bảo của các giảng viên, sự hỗ trợ của các chuyên viên từ chương trình BK-IMP cũng như đồng hành, hợp tác từ các chuyên gia, tổ chức và doanh nghiệp như Chương trình Giáo dục Hợp tác (CEP) thuộc dự án Phát triển các trường đại học kỹ thuật Đông Nam Á (JICA – AUN/SEED-Net) cùng với các trường đại học đối tác của Nhật Bản và Myanmar. Đó là điều mà các tân cử nhân ngày hôm nay cần trân trọng”. 

PGS.TS. Đặng Đăng Tùng – Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP) gửi thông điệp chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường đến các tân Thạc sĩ.

Cũng trong buổi lễ, thông qua phần mềm trực tuyến, đại diện của tổ chức AUN Seed-net – một trong những đốc tác của Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP, bà Sarunphak Kittivorapoom đã gửi lời khen ngợi tới các bạn tân Thạc sĩ đã vượt qua những khó khăn chung của thế giới để hoàn thành chương trình học đúng thời hạn. Bên cạnh đó, bà cũng động viên các tân Thạc sĩ hãy tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình, có thể sẽ có rất nhiều trở ngại đánh gục bạn trên đường đua, nhưng nếu bạn đứng lên và tiếp tục hành trình, những trở ngại đó sẽ không thể ngăn bạn chạm tới thành công.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS. Đặng Đăng Tùng – Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP) cũng đã gửi đến các bạn tân Thạc sĩ chương trình BK-IMP khoá 2020 một thông điệp về sự chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường. Thế kỷ XXI sẽ mở ra kỷ nguyên mới nhiều cơ hội hơn nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức về y tế và môi trường. Chính vì vậy, các tân Thạc sĩ – những nhà quản lý trong tương lai, dù bạn ở Việt Nam hay Myanmar, Indonesia, Philippines… hay bất cứ nơi nào trên thế giới này, hãy luôn giữ một trái tim nhiệt huyết với nghề và có những đóng góp làm cho môi trường sống trở nên tốt đẹp hơn.

Tân Thạc sĩ Lê Mỹ Uy Như nhận kỷ niệm chương từ PGS.TS. Đặng Đăng Tùng – Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP) 

Buổi lễ cũng dành thời gian để vinh danh tân Thạc sĩ Lê Mỹ Uy Như, học viên ngành Quản lý Xây dựng đã đạt thành tích xuất sắc nhất khóa 2020 của chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP. Đại diện cho học viên BK-IMP khóa 2020, tân Thạc sĩ đã bày tỏ lòng biết ơn đến các giảng viên của chương trình, những người thầy đã tận tình trang bị những kiến thức chuyên môn, những kỹ năng mới cần thiết giúp chị và các đồng môn của mình có thể ứng dụng vào cuộc sống và công việc để phát triển sự nghiệp trong tương lai. Đồng thời chị cũng cảm ơn những người bạn học đã đồng hành cùng mình suốt hai năm qua để hoàn tất chương trình này.

Buổi lễ khép lại, khi các tân cử nhân nhận bằng và kỷ niệm chương của từ BGĐ OISP và các giảng viên chương trình BK-IMP trước sự chứng kiến, chúc mừng của người thân và bạn bè. 

Giám đốc công ty nơi tân thạc sĩ Justine Mharzeline Gonzales Guanzon làm việc tại Philippine đã dành thời gian đến tham dự và chúc mừng nhân viên của mình.

Ba mẹ tân Thạc sĩ Ms. Poe Myat Thu đến từ Myanmar để chúc mừng con gái hoàn thành chương trình học của mình.

Có thể nói buổi lễ tốt nghiệp của khóa 2020 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP. Một chương trình tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Thạc sĩ ngành kỹ thuật, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. 

Lần nữa, xin chúc mừng các tân Thạc sĩ khóa 2020 của chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP đã hoàn thành chương trình học tập tại trường. Hy vọng tấm bằng Thạc sĩ cũng như những kiến thức đã học sẽ là nền tảng vững chắc cho hành trình chinh phục mục tiêu và thực hiện ước mơ của các bạn trong thời gian tới.

Trường ĐH Bách khoa ký kết thỏa thuận hợp tác với trường ĐH Auckland (New Zealand)

Ngày 15/11, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tọa đàm “Thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và New Zealand trong bối cảnh mới” đã được diễn ra với sự tham dự của Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và ông Grant McPherson – Giám đốc Điều hành Cơ quan Giáo dục New Zealand. 


PGS.TS Nguyễn Danh Thảo – Phó Hiệu trưởng đại diện trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Auckland – Đại học New Zealand

Đại diện phía Việt Nam và New Zealand đã trao đổi nhiều kinh nghiệm trong giáo dục và đào tạo như: xây dựng chương trình học, các chương trình học bổng, trao đổi sinh viên;… Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Danh Thảo – Phó Hiệu trưởng đã đại diện trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Auckland – Đại học New Zealand.

Trước đó, vào tháng 3/2022 hai trường đã thực hiện ký thỏa thuận khung. Nhân dịp này, hai trường thực hiện ký kết triển khai chương trình liên kết đào tạo dành cho sinh viên, học viên Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính trường ĐH Bách khoa, gồm bậc đại học (2+2) và bậc sau đại học (1+1). 

Theo nội dung ký kết, sinh viên học 2 năm đầu tại trường ĐH Bách khoa, có mong muốn chuyển tiếp học tại Trường Đại học Auckland trong hai năm tiếp theo nếu đáp ứng các đủ các điều kiện về học lực, ngoại ngữ… Tương tự, ở bậc sau đại học, một năm đầu tại trường ĐH Bách khoa, sau đó chuyển tiếp học tại Trường Đại học Auckland trong năm tiếp theo. Sau khi hoàn thành khóa học, các ứng viên sẽ được nhận bằng từ Trường Đại học Auckland . Trong năm đầu tiên thực hiện, có 5 suất dành cho bậc đại học và từ 3 đến 5 suất cho học viên cao học. Sau đó, hai trường sẽ đánh giá và xem xét thực hiện cho những năm tiếp theo. 

Các đại biểu cùng chụp ảnh lưu niệm sau buổi tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết hiện nay, có một số lượng lớn du học sinh Việt Nam đang du học tại New Zealand, nhiều chương trình học bổng của Chính phủ New Zealand đã và đang hỗ trợ nhiều sinh viên Việt Nam có điều kiện học tập tại nước ngoài. Thứ trưởng cũng mong muốn hai bên tiếp tục mở rộng các chương trình học bổng; tăng cường hợp tác đầu tư trong lĩnh vực giáo dục; đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm về giáo dục và đào tạo; tiếp tục phối hợp và liên kết giữa các trường đại học; phát triển thêm các chương trình đào tạo, trao đổi sinh viên.

Nguồn: P. QTTH-TT (tổng hợp)

Thông báo Lễ Khai giảng Chào đón tân học viên khóa 2022-2024

Lễ Khai giảng chào đón tân học viên khóa 2022-2024 sẽ được diễn ra như sau:

– Thời gian: 14:00 – 15:30, ngày 9/10/2022

– Địa điểm: Hội trường B4, Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP. HCM (268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh)

– Khách tham dự: Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế, các giảng viên và học viên chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP.

Kính mời quý thầy cô và các bạn học viên tham dự buổi lễ khai giảng khóa 2022-2024./.

HỘI THẢO: “THÚC ĐẨY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA NHÀ QUẢN LÝ BẰNG TƯ DUY THIẾT KẾ”

Ngày nay, bạn dễ dàng nghe mọi người trao đổi hoặc tìm hiểu về Tư duy thiết kế – Design Thinking và đây cũng là một trong những kỹ năng nền tảng cho bất kỳ ai trong tương lai. Kỹ năng này đã được lãnh đạo của rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Google, Samsung hay Amazon, …. áp dụng và tạo nên những thành công nhất định, góp phần tạo nên vị thế dẫn đầu cho doanh nghiệp của mình. Vậy kỹ năng này là gì mà có thể trở thành kỹ năng của tương lai?

Nhằm giúp cho mọi người có thể có một cái nhìn tổng quát cũng như cách ứng dụng kỹ năng này vào cuộc sống và công việc, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh để đạt được mục tiêu của mình, Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề THÚC ĐẨY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA NHÀ QUẢN LÝ BẰNG TƯ DUY THIẾT KẾ. Buổi hội thảo với sự chia sẻ của PGS.TS. Phạm Quốc Trung – Giảng viên trường Đại học Bách Khoa. Một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về kinh doanh như Quản lý tri thức, Khoa học quản lý ứng dụng, Chuyển đổi số, Quản lý hệ kinh doanh thương mại điện tử…

🌟 Đại diện cho chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP, PGS.TS Trương Quang Vinh cũng là khách mời của buổi hội thảo đã dành thời gian chia sẻ thông tin về ngành Quản trị Kinh doanh của chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK- IMP cũng như những giá trị mà ngành này mang đến cho học viên của mình như môi trường học tập cũng như kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết cho một nhà quản lý trong tương lai. Và buổi hội thảo này chính là một phần của môn học Kỹ năng quản trị nhằm giúp khách mời có thể trải nghiệm được một buổi học của chương trình BK-IMP ngành Quản trị Kinh doanh.

🌟 Nếu như trong khóa học trực tuyến với chủ đề 5 KỸ NĂNG CƠ BẢN DÀNH CHO NHÀ QUẢN TRỊ KỸ THUẬT sẽ giới thiệu và hướng dẫn cách phát triển những kỹ năng cơ bản mà một nhà quản lý, đặc biệt là kỹ sư cần biết như kỹ năng về nhận thức, quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm và tư duy phản biện thì trong buổi hội thảo trực tiếp, PGS.TS. Phạm Quốc Trung cũng dành nhiều thời gian giới thiệu về Tư duy thiết kế trong quản trị cũng như phương thức để nhà quản trị ứng dụng trong doanh nghiệp. Có thể nói Tư duy thiết kế là một phương pháp tư duy khoa học giúp đổi mới sáng tạo, giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của doanh nghiệp. Tư duy thiết kế là năng lực tập thể với mục đích hướng tới đáp ứng nhu cầu người dùng, lấy khách hàng là trung tâm. Phương pháp tư duy này sẽ giúp công ty đề ra giải pháp để giải quyết khó khăn của khách hàng một cách triệt để.

🌟 Chúng ta có thể chia quy trình tư duy thiết kế thành 5 giai đoạn đó là: thấu hiểu, đồng cảm khó khăn của khách hàng; định danh, xác định vấn đề của khách hàng; lên ý tưởng; đưa ra nguyên mẫu và cuối cùng là thử nghiệm, kiểm tra. Ở mỗi giai đoạn, diễn giả đưa ra những ví dụ để khách tham dự có thể hiểu rõ hơn về từng giai đoạn của tư duy thiết kế. Không dừng lại ở đó, diễn giả cũng đưa ra câu đố để khách tham dự có thể tự tin ứng dụng kỹ năng này trong thực tế.

Trong buổi hội thảo, những câu hỏi thú vị đến từ khách tham dự cũng đã được diễn giả giải đáp tận tình. Hy vọng những kiến thức từ khóa học và buổi hội thảo sẽ phần nào trang bị cho khách tham dự đặc biệt là những kỹ sư, những kiến thức và kỹ năng quản lý hữu ích có thể ứng dụng trực tiếp vào công việc hiện tại để thăng tiến trong tương lai.