Ngày nay, bạn dễ dàng nghe mọi người trao đổi hoặc tìm hiểu về Tư duy thiết kế – Design Thinking và đây cũng là một trong những kỹ năng nền tảng cho bất kỳ ai trong tương lai. Kỹ năng này đã được lãnh đạo của rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Google, Samsung hay Amazon, …. áp dụng và tạo nên những thành công nhất định, góp phần tạo nên vị thế dẫn đầu cho doanh nghiệp của mình. Vậy kỹ năng này là gì mà có thể trở thành kỹ năng của tương lai?
Nhằm giúp cho mọi người có thể có một cái nhìn tổng quát cũng như cách ứng dụng kỹ năng này vào cuộc sống và công việc, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh để đạt được mục tiêu của mình, Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề THÚC ĐẨY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA NHÀ QUẢN LÝ BẰNG TƯ DUY THIẾT KẾ. Buổi hội thảo với sự chia sẻ của PGS.TS. Phạm Quốc Trung – Giảng viên trường Đại học Bách Khoa. Một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về kinh doanh như Quản lý tri thức, Khoa học quản lý ứng dụng, Chuyển đổi số, Quản lý hệ kinh doanh thương mại điện tử…
🌟 Đại diện cho chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP, PGS.TS Trương Quang Vinh cũng là khách mời của buổi hội thảo đã dành thời gian chia sẻ thông tin về ngành Quản trị Kinh doanh của chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK- IMP cũng như những giá trị mà ngành này mang đến cho học viên của mình như môi trường học tập cũng như kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết cho một nhà quản lý trong tương lai. Và buổi hội thảo này chính là một phần của môn học Kỹ năng quản trị nhằm giúp khách mời có thể trải nghiệm được một buổi học của chương trình BK-IMP ngành Quản trị Kinh doanh.
🌟 Nếu như trong khóa học trực tuyến với chủ đề 5 KỸ NĂNG CƠ BẢN DÀNH CHO NHÀ QUẢN TRỊ KỸ THUẬT sẽ giới thiệu và hướng dẫn cách phát triển những kỹ năng cơ bản mà một nhà quản lý, đặc biệt là kỹ sư cần biết như kỹ năng về nhận thức, quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm và tư duy phản biện thì trong buổi hội thảo trực tiếp, PGS.TS. Phạm Quốc Trung cũng dành nhiều thời gian giới thiệu về Tư duy thiết kế trong quản trị cũng như phương thức để nhà quản trị ứng dụng trong doanh nghiệp. Có thể nói Tư duy thiết kế là một phương pháp tư duy khoa học giúp đổi mới sáng tạo, giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của doanh nghiệp. Tư duy thiết kế là năng lực tập thể với mục đích hướng tới đáp ứng nhu cầu người dùng, lấy khách hàng là trung tâm. Phương pháp tư duy này sẽ giúp công ty đề ra giải pháp để giải quyết khó khăn của khách hàng một cách triệt để.
🌟 Chúng ta có thể chia quy trình tư duy thiết kế thành 5 giai đoạn đó là: thấu hiểu, đồng cảm khó khăn của khách hàng; định danh, xác định vấn đề của khách hàng; lên ý tưởng; đưa ra nguyên mẫu và cuối cùng là thử nghiệm, kiểm tra. Ở mỗi giai đoạn, diễn giả đưa ra những ví dụ để khách tham dự có thể hiểu rõ hơn về từng giai đoạn của tư duy thiết kế. Không dừng lại ở đó, diễn giả cũng đưa ra câu đố để khách tham dự có thể tự tin ứng dụng kỹ năng này trong thực tế.
Trong buổi hội thảo, những câu hỏi thú vị đến từ khách tham dự cũng đã được diễn giả giải đáp tận tình. Hy vọng những kiến thức từ khóa học và buổi hội thảo sẽ phần nào trang bị cho khách tham dự đặc biệt là những kỹ sư, những kiến thức và kỹ năng quản lý hữu ích có thể ứng dụng trực tiếp vào công việc hiện tại để thăng tiến trong tương lai.
Địa điểm: Phòng 202, Tòa nhà A4, Trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TP. HCM
–
Người ta cho rằng thế kỷ 21 là kỷ nguyên dựa vào kỹ năng, vì vậy 5 buổi học trực tuyến của từ khoá học 5 kỹ năng cơ bản dành cho nhà quản trị kỹ thuật có thể nói đã mang đến cho học viên đặc biệt là kỹ sư những nền tảng cần thiết để giúp người học đúc kết được những kỹ năng quản lý công việc một cách hiệu quả.
Nằm trong khuôn khổ khoá học 5 kỹ năng cơ bản dành cho nhà quản trị kỹ thuật , chương trình BK-IMP tổ chức trực tiếp với chủ đề THÚC ĐẨY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA NHÀ QUẢN LÝ BẰNG TƯ DUY THIẾT KẾ. Có thể nói Tư duy Thiết kế (Design Thinking) đã góp phần tạo nên thành công của các tập đoàn và doanh nghiệp lớn trên thế như Amazon, Google, Apple,… nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong tương lai đây sẽ là kỹ năng cần thiết cần phải học tập và rèn luyện nếu không muốn trở thành một kẻ theo gót.
Vậy Tư duy Thiết kế là gì mà được đánh giá là kỹ năng trong tương lai? Thực hiện và rèn luyện Tư duy thiết kế như thế nào để đạt được hiệu quả,…? Những nội dung này sẽ được PGS.TS. Phạm Quốc Trung – Giảng viên trường Đại học Bách Khoa, một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về kinh doanh như Quản lý tri thức, Khoa học quản lý ứng dụng, Chuyển đổi số, Quản lý hệ kinh doanh thương mại điện tử,… chia sẻ trong buổi hội thảo THÚC ĐẨY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA NHÀ QUẢN LÝ BẰNG TƯ DUY THIẾT KẾ vào Chủ nhật ngày 10/7/2022. Nội dung này cũng nằm trong chuỗi bài giảng môn học Leadership and Management của Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP ngành Quản trị Kinh Doanh – Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM. Đây cũng là cơ hội để học viên có thể trao đổi cùng các học viên khác và chuyên gia những vấn đề liên quan đến các kỹ năng đã được học trong 5 buổi học trực tuyến.
Buổi hội thảo còn có sự tham dự của khách mời PGS.TS. Trương Quang Vinh – Phó Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Bách Khoa.
Nếu bạn đã hoàn thành 5 buổi học trực tuyến từ khoá học 5 kỹ năng cơ bản dành cho nhà quản trị kỹ thuật thì đừng bỏ qua buổi hội thảo về kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 cũng như cơ hội nhận học bổng khuyến học từ Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP ngành Quản trị Kinh Doanh.
Trong khoảng 5 năm gần đây, với sự bùng nổ của dữ liệu do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng chuyển đổi số của các doanh nghiệp, có thể nhận xét rằng AI và Machine Learning vẫn là một xu hướng nổi lên gần đây, tuy nhiên các lĩnh vực đang được quan tâm nhiều là phân tích dữ liệu (data analytics) và chuyển đổi số (digital transformation).
Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP đã tổ chức buổi hội thảo ngành Khoa học Máy tính với chủ đề “SỬ DỤNG DATA SCIENCE TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ BẰNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP” nhằm cập nhật những xu hướng ứng dụng của ngành khoa học máy tính nói chung và ngành khoa học dữ liệu nói riêng nhằm giúp những ai quan tâm đến lĩnh vực này có thể thấy được nhu cầu, tiềm năng và những giá trị mà ngành khoa học dữ liệu mang lại.
Chuyển đổi số để tăng khả năng cạnh tranh trong doanh nghiệp Trong phần chia sẻ của mình, PGS.TS Quản Thành Thơ – Phó Trưởng khoa Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính, trường Đại học Bách Khoa đã mang đến những thông tin thú vị về Bộ tứ quyền lực ABCD (A: Artificial Intelligence, B: Blockchain, C: Cloud Computing và D: Data (hay Big Data) 4 công nghệ lớn đang thu hút nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp hiện nay. Từ đó để thấy giá trị mà lĩnh vực phân tích dữ liệu mang đến cho doanh nghiệp nếu được xử lý phù hợp. Trước xu hướng chuyển đổi số như hiện nay, PGS.TS Quản Thành Thơ cũng chỉ ra 3 yếu tố mà doanh nghiệp cần có để chuyển đổi số thành công là: Có tư duy, hiểu rõ tầm quan trọng của dữ liệu và xử lý dữ liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu dữ liệu Và một đội ngũ kỹ thuật có kiến thức về khoa học dữ liệu/AI là vô cùng cần thiết. Đội ngũ này sẽ quyết định dữ liệu mà doanh nghiệp đang có là “đá” hay “vàng”.
Nhân sự cấp cao thì cần có nền tảng
Dưới góc nhìn là một chuyên gia đang công tác trong lĩnh vực này, TS. Huỳnh Ngọc Tuyên – Giám đốc Công nghệ Công ty Trusting Social cũng đồng ý với ý kiến của PGS.TS. Quản Thành Thơ. Anh Tuyên cho rằng Khoa học dữ liệu cung cấp các công cụ để giúp ra quyết định tối ưu hơn dựa trên dữ liệu do đó nó có thể được ứng dụng ở hầu hết các doanh nghiệp cũng như các phòng ban khác nhau trong một doanh nghiệp miễn là ở đó có dữ liệu để phân tích nhằm đưa ra quyết định tối ưu. Sử dụng các công cụ của Khoa học dữ liệu để ra quyết định sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí vận hành. Với xu hướng chuyển đổi số hiện nay thì càng ngày các doanh nghiệp sẽ sở hữu càng nhiều dữ liệu và do đó vai trò của Khoa học dữ liệu sẽ càng ngày càng lớn hơn. Chính vì xu hướng chuyển đổi số hiện nay thì nhu cầu về nhân sự của ngành Khoa học dữ liệu sẽ tăng theo thời gian vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự của ngành này. Và để có thể trở thành một nhân sự cấp cao thì nền tảng cơ bản là điều không thể thiếu đối với lao động trong ngành Khoa học dữ liệu nói riêng và Khoa học máy tính nói chung.
Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP – đi tắt đón đầu, mang đến chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời gian tới
Chương trình thạc sĩ chất lượng cao BK-IMP có 5 ngành đào tạo là: Quản trị kinh doanh, Khoa học máy tính, Quản lý xây dựng, Kỹ thuật viễn thông và Kỹ thuật dầu khí thì ngành KHMT là ngành “hot” nhất hiện nay với giáo trình đào tạo kết hợp chuyên môn, kỹ thuật và kỹ năng quản lý. Dưới góc độ là đơn vị tổ chức, PGS.TS. Trương Quang Vinh, Phó Giám đốc VP Đào tạo Quốc tế – trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM cũng đưa ra một số dẫn chứng liên quan để thấy được vai trò của Khoa học dữ liệu và An ninh mạng trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy mà ngành Khoa học máy tính của BK-IMP sẽ có 2 nhánh đào tạo là Khoa học dữ liệu và An ninh mạng nhằm giúp các kỹ sư có sự lựa chọn phù hợp để phát triển công việc mà mình đang theo đuổi.
Cũng trong buổi hội thảo này PGS.TS. Trương Quang Vinh cũng đã giải đáp những thông tin về ưu điểm của chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP ngành Khoa học dữ liệu đó chính là sự bài bản, sát với nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh cũng giúp người học củng cố, nâng cao kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành và tự tin khi tham gia các dự án quốc tế. Trong tương lai, chương trình cũng đang từng bước xây dựng để đạt chuẩn kiểm định nhằm khẳng định giá trị của chương trình mang đến cho học viên của mình.
Với những chia sẻ chi tiết từ PGS.TS. Trương Quang Vinh và PGS.TS Quản Thành Thơ về chương trình Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính của chương trình BK-IMP cũng được TS. Huỳnh Ngọc Tuyên đánh giá cao vì những kiến thức và kỹ năng mà chương trình mang lại cho học viên của mình. Dưới góc độ của một nhà tuyển dụng, anh Tuyên cho rằng: “Khi hoàn thành tốt chương trình thạc sĩ thì sẽ có nhiều khả năng trở thành nhân sự kỹ thuật cao ở các doanh nghiệp. Ngoài ra, các chương trình thạc sĩ cũng là cơ hội để các bạn muốn chuyển ngành so với ngành học ở đại học như học Điện tử viễn thông ở đại học nhưng có thể chuyển sang học thạc sĩ về Khoa học dữ liệu nếu muốn chuyển sang làm việc trong lĩnh vực này.”
Vừa qua, bộ phận Sau Đại học của Văn phòng Đào tạo Quốc tế, Đại học Bách khoa TP.HCM đã có buổi chia sẻ thông trực tuyến với đối tác DKSH Vietnam.
Buổi chia sẻ là sự kết nối giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm giúp các cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu nhanh chóng và chính xác về các chương trình đào tạo Thạc sĩ của trường Đại học Bách khoa. Cụ thể là chương trình Thạc Sĩ chất lượng cao BK-IMP và Thạc Sĩ Quản trị Kinh doanh liên kết giữa Đại học Bách khoa và Đại học Khoa học ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ MBA-MCI, để từ đó họ có thể tìm được chương trình Thạc Sĩ phù hợp cho cá nhân.
Buổi chia sẻ có sự tham dự của PGS.TS. Trương Quang Vinh, đại diện cho văn phòng Đào tạo Quốc tế và ông Phạm Minh Nhật, Giám đốc Đào tạo và Phát triển của DKSH Vietnam.
Đại diện cho văn phòng Đào tạo Quốc tế, PG. TS. Trương Quang Vinh – PGĐ Văn phòng Đào tạo Quốc tế, Giám đốc Chương trình MBA-MCI Vietnam đã giới thiệu chi tiết về chương trình học, hoạt động ngoại khóa, học phí cũng như học bổng của khóa 2022 – 2024 của cả hai chương trình đến đối tác. Ngoài ra, cũng có chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho nhân viên của DKSH Vietnam khi ứng tuyển.
Ngoài ra, PGS. TS. Trương Quang Vinh cũng dành thời gian để giải đáp những thắc mắc về hai chương trình đào tạo từ những nhân viên DKSH đã quan tâm và dành thời gian tham dự buổi chia sẻ trực tuyến này. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp cho các bạn có thể lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp.
Vừa qua, Văn phòng Đào tạo Quốc tế (VPĐTQT) đã có cuộc họp nhằm triển khai kế hoạch kiểm định chất lượng quốc tế cho 3 ngành Quản trị Kinh doanh, Khoa học Máy tính và Quản lý Xây dựng của chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP.
Trước mắt, VPĐTQT đã thu thập một số dữ liệu liên quan đến 3 ngành như: Quyết định giao nhiệm vụ đào tạo Chất lượng cao trình độ Thạc sĩ, Quy định học bổng chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao, chương trình đào tạo, Khảo sát môn học sau khi kết thúc môn,… để chuẩn bị báo cáo tự đánh giá cho quá trình nộp hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng.
Dự kiến ngành Quản trị kinh doanh sẽ nộp hồ sơ đăng ký kiểm định FIBAA, ngành Khoa học Máy tính và Quản lý Xây dựng sẽ đăng ký kiểm định ASIIN. Kiểm định FIBAA (Foundation for International Business Administration Accreditation) là tổ chức đảm bảo chất lượng của Chính phủ Thụy Sĩ, được công nhận rộng rãi trên thế giới bởi tính khắt khe và yêu cầu cao về chất lượng giảng viên, thiết kế chương trình, tính ứng dụng thực tiễn, chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, chất lượng người học…Kiểm định ASIIN (Accreditation Agency for Study Programs in Engineering, Informatics, Natural Sciences and Mathematics) thực hiện các hoạt động đánh giá, công nhận tại Việt Nam đối với cơ sở giáo dục đại học và các chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học thuộc các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên.
Học viên tốt nghiệp chương trình được kiểm định bởi Tổ chức như FIBAA hay ASIIN sẽ có điều kiện rất thuận lợi để tìm việc làm, học lên bậc cao hơn tại các nước tiên tiến vì văn bằng có giá trị trên toàn thế giới. Hi vọng Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP có thể thực hiện đúng lộ trình để ra để khẳng được chất lượng và giá trị đào tạo của mình.