Hạ tầng ngầm đóng vai trò quan trọng trong quy hoạch đô thị tại TP.HCM, nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và nhu cầu cấp thiết về mở rộng không gian giao thông, cấp thoát nước và các công trình công cộng. Một số dự án tiêu biểu đã và đang triển khai tại TP.HCM có thể kể đến như Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), các dự án cấp thoát nước và các hầm chui trên địa bàn thành phố.
Việc ứng dụng công nghệ thi công ngầm không chỉ nâng cao hiệu quả xây dựng mà còn giảm thiểu tác động đến giao thông và môi trường sống. Nổi bật có thể kể đến công nghệ “Khoan kích ngầm” trong thi công hệ thống cấp thoát nước và công nghệ “Khiên đào – TBM” được áp dụng trong thi công Tuyến metro số 1. Những giải pháp tiên tiến này không chỉ nâng cao chất lượng hạ tầng mà còn định hình xu hướng phát triển đô thị hiện đại, bền vững.
Nhằm cập nhật những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực này, Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM tổ chức hội thảo “Xu hướng phát triển hạ tầng ngầm trong đô thị và các công nghệ thi công nổi bật”.
9g00 – 10g30, ngày 12/4/2025 (thứ Bảy)
Phòng Chuyên đề, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM, 268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
Diễn giả:
+ TS. Nguyễn Anh Thư – Phó chủ nhiệm Bộ môn Thi công và Quản lý xây dựng, Khoa Kỹ Thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM
+ Ông Trần Hữu Đức – Giám đốc Công ty Morioka Gumi Việt Nam
Hội thảo sẽ mang đến góc nhìn tổng quan về xu thế phát triển của hạ tầng ngầm trong các đô thị lớn, cùng những công nghệ thi công tiên tiến đang được áp dụng. Người tham dự sẽ được tìm hiểu sâu về công nghệ “Khoan kích ngầm” trong hệ thống cấp thoát nước và “Khiên đào – TBM/SM” trong thi công hầm giao thông; quy trình ứng dụng công nghệ cao phục vụ chuyển đổi số công trình xây dựng thông qua dự án điển hình; đồng thời khám phá những cơ hội phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng ngầm tại Việt Nam và châu Á.
Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia sự kiện, nhanh tay quét mã hoặc đăng ký tại link:
Tập đoàn Morioka Gumi được thành lập vào năm 1957, là nhà thầu chuyên thi công các công trình đường ống ngầm với yêu cầu kỹ thuật và chất lượng hàng đầu Nhật Bản. Công ty TNHH Moriokagumi Việt Nam được thành lập từ năm 2017, hiện được điều hành bởi các kỹ sư giỏi trong nước, có trình độ chuyên môn cao và được đào tạo nghiêm ngặt. Các kỹ sư của công ty đã có kinh nghiệm thi công các công trình từ đơn giản đến phức tạp trong ít nhất 3 năm, theo tiêu chuẩn thi công khoan kích ngầm của Nhật Bản.
Huỳnh Ngọc Thiện – học viên khóa 2022 Chương trình BK-IMP ngành Khoa học Máy tính đang tham gia chương trình trao đổi 3 tháng hợp tác giữa La Trobe University (Úc) và Worcester Polytechnic Institute tại Mỹ.
Trước đó, với đề tài nghiên cứu “Generative AI for Improved Defect Detection in Semiconductor Wafers”, Thiện đã xuất sắc đưa bài báo của nhóm mình vào chung kết cuộc thi The IEEE IES Generative AI Hackathon và với tư cách First Author, Thiện được mời đại diện báo cáo tại hội nghị quốc tế IECON 2024. Hành trình tham gia cuộc thi với đề tài nghiên cứu về AI tạo sinh đã mở ra cho Thiện cơ hội tham gia chương trình trao đổi tại Mỹ từ tháng 11/2024 đến tháng 1/2025.
Đề tài của Thiện tập trung vào ứng dụng AI tạo sinh (Generative AI) để phát hiện và tự động tư vấn, cải thiện việc kiểm soát lỗi trên phôi bán dẫn, một lĩnh vực đang được chú trọng trong ngành công nghiệp sản xuất chip. Thiện cho biết, kết quả nghiên cứu không chỉ góp phần cải tiến quy trình sản xuất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho các nghiên cứu kế tiếp.
Tại WPI, Thiện đang mở rộng nghiên cứu của mình bằng cách thực hiện các thí nghiệm ứng dụng thực tế, đặc biệt là trong việc cải thiện chất lượng sản xuất các GPU AI. Chuyến đi này không chỉ giúp Thiện học hỏi từ các chuyên gia quốc tế mà còn mang lại cơ hội áp dụng những kiến thức tiên phong vào các dự án thực tế.
Thiện chia sẻ rằng, những gì học được từ Chương trình BK-IMP là nền tảng quan trọng giúp bạn tự tin trao đổi với các giáo sư quốc tế và ứng dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại. Qua chương trình trao đổi, Thiện cũng hiểu rõ hơn về cách các quốc gia như Mỹ đang ứng dụng AI trong nhiều lĩnh vực, từ đó mở rộng tầm nhìn và tiếp tục phát triển bản thân.
Hành trình của Thiện là một câu chuyện đầy cảm hứng về sự đam mê, nỗ lực cống hiến cho khoa học và nghiên cứu. Chúc Thiện tiếp tục đạt được nhiều thành công hơn nữa trong hành trình nghiên cứu sắp tới.
Ngày 08/9 vừa qua, tại tòa nhà A4, Văn phòng Đào tạo Quốc tế, Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM) đã diễn ra buổi Welcome Day chào mừng các tân học viên khóa 2024 của Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP).
Phát biểu tại chương trình, PGS. TS. Trương Quang Vinh – Phó Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế đã gửi lời chúc mừng đến các tân học viên khóa 2024, đồng thời giới thiệu về Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM), Chương trình BK-IMP và các dịch vụ, hoạt động dành cho học viên BK-IMP.
PGS. TS. Trương Quang Vinh – Phó Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế đã gửi lời chúc mừng đến các tân học viên khóa 2024
TS. Phạm Hoàng Anh – Phó Trưởng Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính và TS. Lê Hoài Long – Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật Xây dựng đã giới thiệu đến các học viên Chương trình đào tạo Thạc sĩ (BK-IMP) ngành Khoa học Máy tính và Quản lý Xây dựng; các hoạt động nghiên cứu, hội thảo, tham quan thực tế (Field trip), thực tập thực tế (Internship) tại doanh nghiệp dành cho học viên BK-IMP…
TS. Phạm Hoàng Anh – Phó Trưởng Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tínhTS. Lê Hoài Long – Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật Xây dựng
Tham dự chương trình, GS. Masayuki Ida – Giáo sư Danh dự tại Đại học Aoyama Gakuin, Nhật Bản (giảng viên chương trình BK-IMP ngành Khoa học Máy tính) và PGS. TS. Quek Tiang Beng – Giảng viên Đại học Heriot-Watt Malaysia (giảng viên chương trình BK-IMP ngành Quản lý Xây dựng trong học kỳ tới), đã chia sẻ với các học viên nhiều nội dung hữu ích về hai lĩnh vực Khoa học Máy tính và Quản lý Xây dựng.
GS. Masayuki Ida PGS. TS. Quek Tiang Beng
Tại buổi gặp gỡ, các học viên có cơ hội giới thiệu bản thân, giao lưu, chia sẻ cùng nhau và bày tỏ mong muốn khi theo học Chương trình thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP) tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM).
Chương trình BK-IMP ngành Quản trị Kinh doanh được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các chuyên gia kỹ thuật muốn nâng cao năng lực quản trị. Điểm nổi bật là sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức kỹ thuật và kiến thức quản lý, giúp những người có nền tảng kỹ thuật hiểu rõ hơn về các khái niệm, quy trình quản trị, cách vận dụng vào công việc, giúp học viên phát triển toàn diện, trở thành những nhà quản lý kỹ thuật chuyên nghiệp.
Các môn học được thiết kế rất chuyên sâu, tập trung vào các xu hướng và công nghệ mới nhất. Các môn như Quản lý vận hành, Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, Quản lý dự án nâng cao đã giúp mình ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn công việc. Các môn Quản trị tài chính, Kế toán quản trị cho người ra quyết định giúp mình hiểu thêm về quy trình xây dựng và vận hành kế hoạch tài chính của một doanh nghiệp. Môn học về Dữ liệu lớn trong kinh doanh đã cập nhật các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn vào quản trị kinh doanh. Hay môn học về Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cũng giúp mình hiểu sâu về tư duy chiến lược và các mô hình kinh doanh mới.
Học viên Nguyễn Trương Thùy Trang vừa hoàn thành bảo vệ luận văn thạc sĩ vào tháng 6/2024
Về đội ngũ giảng viên, các thầy cô đều là những chuyên gia, nhà quản lý giàu kinh nghiệm, có khả năng truyền đạt kiến thức và kỹ năng một cách rất hiệu quả. Thay vì chỉ truyền đạt lý thuyết thuần túy, các thầy cô đã liên kết chặt chẽ kiến thức với các tình huống, bài tập thực tế. Phương pháp học tập này chính là điểm mạnh của chương trình. Các tình huống được lựa chọn rất phù hợp, giúp học viên áp dụng trực tiếp những kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Quá trình làm việc nhóm, thảo luận và trình bày trước lớp cũng rất bổ ích, mình đã có cơ hội thực hành các kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình và ra quyết định. Những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mình tích lũy từ chương trình MBA IMP sẽ rất có ích cho công việc quản lý trong tương lai.
Học viên Nguyễn Trương Thùy Trang
Chương trình BK-IMP khóa 2022 ngành Quản trị Kinh doanh