Ký kết hợp tác với tập đoàn Aisin, Nhật Bản

Sáng ngày 20/03/2024, Trường Đại học Bách khoa đã tiến hành ký kết hợp tác với tập đoàn Aisin, Nhật Bản với mục đích thực hiện và đẩy mạnh các nghiên cứu công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI).

Buổi lễ ký kết vinh dự đón tiếp ông Naotake Natori – Tổng Giám đốc Dự án và ông Duy Trương – Quản lý Dự án của tập đoàn Aisin. Đón đoàn, đại diện Trường Đại học Bách khoa có PGS. TS. Phạm Trần Vũ – Phó Hiệu trưởng và lãnh đạo khoa, phòng.

Aisin là một tập đoàn Nhật Bản chuyên phát triển và sản xuất các linh kiện, hệ thống cho ngành công nghiệp ô tô. Tập đoàn đang có chiến lược mở rộng tích hợp công nghệ AI theo xu hướng phát triển ngành công nghệ ô tô hiện nay.

Mối quan hệ hợp tác giữa Aisin và Trường Đại học Bách khoa được thiết lập từ năm 2021. Từ đó đến nay, đôi bên đã triển khai các nghiên cứu chung về công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Dựa trên những thành công từ các dự án hợp tác trước đó, Aisin và Trường Đại học Bách khoa tiếp tục tận dụng lợi thế của mỗi bên để xây dựng các công nghệ liên quan đến AI. Phía tập đoàn Aisin sẽ hỗ trợ thiết bị chuyên dụng, nghiên cứu viên và chi phí thực hiện dự án. Song song đó, nhà nghiên cứu, giảng viên của khoa Khoa học & Kỹ thuật Máy tính sẽ cùng phối hợp để triển khai và đảm bảo tiến độ dự án theo như thỏa thuận.

Chương trình Trao đổi Ngắn hạn tại Technische Universität Braunschweig (Đức), năm 2024

Chương trình trao đổi ngắn hạn tại Technische Universität Braunschweig, Đức nằm trong khuôn khổ học bổng Erasmus+ do Ủy ban Châu Âu tài trợ như sau:

Điều kiện dự tuyển: Sinh viên đại học/học viên cao học đang theo học tại Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG TP. HCM. 

Lưu ýSinh viên/học viên năm cuối đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp vào thời điểm đi trao đổi sẽ không đủ điều kiện nộp hồ sơ cho chương trình này. Đối với bậc đại học, sinh viên cần chọn học ít nhất 22 ECTS (tín chỉ của châu Âu) tương đương 11 tín chỉ tại Trường ĐH Bách khoa trong 1 học kỳ. 

Số suất học bổng dự kiến: 3 suất

Giá trị học bổng:

  • Chi phí đi lại: 1500 Euro
  • Sinh hoạt phí: 850 Euro/tháng (trong vòng 1 học kỳ)

 Hồ sơ dự tuyển:

  • Bản scan hộ chiếu
  • Motivation letter (thư viết bằng tiếng Anh trình bày lý do, động lực tham gia chương trình)
  • CV bằng tiếng Anh
  • Bảng điểm song ngữ (hoặc dịch sang tiếng Anh) do Phòng Đào tạo/ Phòng ĐT sau Đại học của trường cấp
  • Kế hoạch học tập dự kiến theo mẫu có chữ ký xác nhận của Thầy/Cô trong Ban Chủ nhiệm Khoa. Trong giai đoạn này, chỉ cần chữ ký phía Trường ĐHBK (“sending institution”). Vui lòng download mẫu Learning Agreement tại link sau đây (ứng viên lưu ý chọn môn học đúng theo học kỳ Mùa Đông): https://docs.google.com/document/d/1T9HLoTmDJ1-gr1hAmTa3C2pkZFcNUk6r/edit?usp=sharing&ouid=110554233161705874600&rtpof=true&sd=true
  • Chứng nhận khả năng tiếng Anh (Sinh viên chưa kịp dự thi lấy chứng chỉ Anh văn vẫn có thể nộp hồ sơ và bổ sung sau. Tuy nhiên, sinh viên cần bảo đảm đủ trình độ tiếng Anh từ B2 trở lên để có thể tham gia chương trình)
  • Giấy chấp nhận đồng ý hướng dẫn của Giáo sự tại Technische Universität Braunschweig, Đức (đối với nghiên cứu sinh tiến sỹ)

Thông tin chi tiết về các môn học bằng tiếng Anh tại Technische Universität Braunschweig: https://www.tu-braunschweig.de/en/courses-in-english

Thời gian học tại Technische Universität Braunschweig cho học kỳ Mùa Đông năm 2024/2025: Từ tháng 10/2024 đến tháng 3/2025 

Cách thức nộp hồ sơ: Ứng viên chuyển tất cả các file sang định dạng pdf và nộp hồ sơ trực tuyến tại link sau đây (sử dụng email do trường cấp): https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeXLLRmZK0r2A-lFkZBNDaxK4QYRQLEfQt-zpjWOOUDFHLYRA/viewform

Hạn chót nộp hồ sơ: 17g00 Ngày 15 tháng 4 năm 2024

Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ Ms. Thùy Dương qua email: ntduong@hcmut.edu.vn

Chương trình Trao đổi Ngắn hạn tại Trường ĐH Trento (Ý), năm 2024

Chương trình trao đổi ngắn hạn tại Trường ĐH Trento, Ý nằm trong khuôn khổ học bổng Erasmus+ do Ủy ban Châu Âu tài trợ như sau:

Điều kiện dự tuyển: Sinh viên đại học/học viên cao học đang theo học tại Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG TP. HCM.

Lưu ý: Sinh viên/học viên năm cuối đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp vào thời điểm đi trao đổi sẽ không đủ điều kiện nộp hồ sơ cho chương trình này. Đối với bậc đại học, sinh viên cần chọn học ít nhất 22 ECTS (tín chỉ của châu Âu) tương đương 11 tín chỉ tại Trường ĐH Bách khoa trong 1 học kỳ.

Số suất học bổng dự kiến: 3 suất

Giá trị học bổng:

– Chi phí đi lại: 1500 Euro

– Sinh hoạt phí: 850 Euro/tháng (trong vòng 1 học kỳ)

Hồ sơ dự tuyển:

  • Bản scan hộ chiếu
  • Motivation letter (thư viết bằng tiếng Anh trình bày lý do, động lực tham gia chương trình)
  • CV bằng tiếng Anh
  • Bảng điểm song ngữ (hoặc dịch sang tiếng Anh) do Phòng Đào tạo/ Phòng ĐT sau Đại học của trường cấp
  • Kế hoạch học tập dự kiến theo mẫu có chữ ký xác nhận của Thầy/Cô trong Ban Chủ nhiệm Khoa. Trong giai đoạn này, chỉ cần chữ ký phía Trường ĐHBK (“sending institution”). Vui lòng download mẫu Learning Agreement tại link sau đây: https://docs.google.com/document/d/1Hz7fUnqaBQOcr2EDb1LMZsfwt7JnKL-Q/edit?usp=sharing&ouid=110554233161705874600&rtpof=true&sd=true
  • Chứng nhận khả năng tiếng Anh (Sinh viên chưa kịp dự thi lấy chứng chỉ Anh văn vẫn có thể nộp hồ sơ và bổ sung sau. Tuy nhiên, sinh viên cần bảo đảm đủ trình độ tiếng Anh từ B1 trở lên để có thể tham gia chương trình)
  • Giấy chấp nhận đồng ý hướng dẫn của Giáo sự tại Trường ĐH Trento (đối với nghiên cứu sinh tiến sỹ)

Thông tin chi tiết về các môn học bằng tiếng Anh tại Trường ĐH Trento: https://international.unitn.it/incoming/choose-your-courses

Thời gian học tại Trường ĐH Trento cho học kỳ Mùa Thu/Mùa Đông năm 2024: Tháng 9/2024 – Tháng 2/2025 

Cách thức nộp hồ sơ: Ứng viên chuyển tất cả các file sang định dạng pdf và nộp hồ sơ trực tuyến tại link sau đây (sử dụng email do trường cấp): https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdgZfWgN8qDNVbB29_y3T2nkZ1ozOzchVRXQ0SLdkKl-J8hgw/viewform

Hạn chót nộp hồ sơ: 17g00 Ngày 26 tháng 4 năm 2024

Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ qua email: ntduong@hcmut.edu.vn

Thông báo chiêu sinh lớp chuyển đổi, bổ sung kiến thức năm 2024 – đợt 1

Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM thông báo khai giảng lớp học chuyển đổi bổ sung kiến thức năm 2024 – đợt 1. 

– Đối tượng: Thí sinh tốt nghiệp đại học thuộc các ngành không phải là ngành đúng, ngành gần với ngành dự thi, có nguyện vọng theo học Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP), Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM

– Thời gian đăng ký và nộp hồ sơ: Đến hết ngày 30/4/2024

– Nộp hồ sơ tại Phòng Đào tạo Sau Đại học – P.115, Nhà B3, Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM), 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM (bắt buộc) (tải về hồ sơ theo mẫu tại link https://bkoisp.info/hosocdbsktIMP2024)

– Học phí: 1.500.000đ/tín chỉ

– Dự kiến thời gian khai giảng: Tháng 6/2024

– Danh mục ngành đúng ngành gần xem tại: 

https://pgs.hcmut.edu.vn/…/danh-muc-nganh-dung-nganh-gan.

—-

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP), Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM

 ⓐ Kiosk OISP, Khu B2, Trường ĐH Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM

 Ⓦ www.imp.hcmut.edu.vn

 ⓔ info@imp.edu.vn

 ⓟ (028) 7301.4183 – 03.3366.1414

ĐHQG-HCM TUYỂN DỤNG NHÀ KHOA HỌC VỚI CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ HẤP DẪN

Nhằm hiện thực hóa tầm nhìn phát triển Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hoá Việt Nam, ĐHQG-HCM chính thức tuyển dụng các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành công tác tại ĐHQG-HCM. 

Khởi động cho Chương trình VNU350, sáng nay ngày 28/02/2024, ĐHQG-HCM cũng đã tổ chức Tọa đàm “Chương trình thu hút, giữ chân và phát triển 350 nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành công tác tại Đại học Quốc gia TP.HCM” nhằm thông tin rộng rãi, đầy đủ về Chương trình VNU350 cũng như tạo không gian trao đổi, thảo luận giữa ban lãnh đạo ĐHQG, các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, các nhà khoa học.

Tại tọa đàm, PGS. TS. Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM nhấn mạnh 03 nhân tố quan trọng để thu hút các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành tới làm việc tại ĐHQG-HCM là: (1) không gian tự chủ, sáng tạo hay nói cách khác là sự trao quyền; (2) không gian đóng góp, cống hiến và (3) không gian phát triển và thăng tiến. TS. Lê Thị Anh Trâm – Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ ĐHQG-HCM đã trình bày chi tiết các hạng mục nội dung về Chương trình VNU350.

Trong phần trao đổi, PGS. TS. Mai Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa cũng đã có những chia sẻ về chính sách thu hút, giữ chân và hỗ trợ các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa. Theo đó, Trường Đại học Bách khoa đã triển khai trả lương theo vị trí việc làm; xây dựng các nhóm nghiên cứu; hỗ trợ không gian làm việc, đầu tư trang thiết bị nghiên cứu cơ bản; hỗ trợ thầy/cô trưởng nhóm nghiên cứu tuyển nghiên cứu viên được Nhà trường trả lương,…

✅ĐHQG-HCM đang là đơn vị dẫn đầu cả nước về công bố quốc tế. Tính riêng năm 2023, ĐHQG-HCM đã công bố hơn 2.500 bài báo trong danh mục Scopus. ĐHQG-HCM đang chủ trì nhiều chương trình khoa học công nghệ quốc gia. Trong đợt tuyển đầu tiên của năm 2024, ĐHQG-HCM sẽ tuyển dụng 65 chỉ tiêu cho các đơn vị thành viên và trực thuộc. ĐHQG-HCM đặt mục tiêu trong tương lai sẽ tuyển dụng được 350 nhà khoa học theo Chương trình VNU350.

🔻I. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN ỨNG TUYỂN

– Có trình độ tiến sĩ;

– Có khả năng giảng dạy, nghiên cứu độc lập;

– Có khát vọng, hoài bão, mong muốn đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước và của ĐHQG-HCM.

🔹Nhà khoa học trẻ cần đáp ứng ít nhất 1 trong 4 tiêu chí:

1. Có bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí, hội nghị uy tín;

2. Có bằng phát minh, sáng chế đã được đăng ký thành công;

3. Có sản phẩm khoa học, công nghệ đã được chuyển giao;

4. Có hướng nghiên cứu mới, triển vọng, phù hợp với Chiến lược phát triển ĐHQG-HCM.

🔹Nhà khoa học đầu ngành cần đáp ứng đủ cả 5 tiêu chí:

1. Đứng đầu nhóm nghiên cứu hoặc Trưởng phòng thí nghiệm;

2. Chủ trì đề tài, dự án khoa học – công nghệ;

3. Có công trình công bố trên các tạp chí khoa học uy tín hoặc sở hữu bằng độc quyền phát minh, sáng chế;

4. Có kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh;

5. Có mối quan hệ, hợp tác trong nước và quốc tế (là thành viên của các tổ chức khoa học – công nghệ quốc tế; tham gia tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; biên tập, phản biện bài báo cho các tạp chí quốc tế).

🔻II. CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ

Các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành tham gia Chương trình VNU350 sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ từ ĐHQG-HCM và chính sách hỗ trợ cụ thể của từng đơn vị tuyển dụng.

🔹Nhà khoa học trẻ xuất sắc:

– 02 năm đầu được cấp 01 đề tài nghiên cứu khoa học loại C, kinh phí tối đa 200 triệu đồng;

– Năm thứ 3 được cấp 01 đề tài loại B, kinh phí tối đa 1 tỷ đồng;

– Năm thứ 4 được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 10 tỷ đồng;

– Năm thứ 5 được hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục, quy trình xét công nhận chức danh Phó Giáo sư cấp Nhà nước.

🔹Nhà khoa học đầu ngành:

– 02 năm đầu được cấp 01 đề tài nghiên cứu khoa học loại B, kinh phí tối đa 1 tỷ đồng;
– Các năm tiếp theo được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 30 tỷ đồng; được hỗ trợ thành lập nhóm nghiên cứu mạnh; hỗ trợ đăng ký chủ trì đề tài các cấp.

🔹Nhà khoa học sẽ hưởng thu nhập và đãi ngộ khác theo chính sách cụ thể của đơn vị nơi nhà khoa học đến công tác, gồm: lương, thưởng, các phụ cấp, thu nhập tăng thêm, phụ cấp vượt định mức giảng dạy, phụ cấp thâm niên, nghiên cứu khoa học, khen thưởng đột xuất…

🔻III. CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG ĐỢT 1 NĂM 2024

  • Trường ĐH Bách Khoa: 09 chỉ tiêu, gồm:

– Giảng viên ngành Khoa học hàng không, vũ trụ/Cơ học kỹ thuật: 03 chỉ tiêu.

– Giảng viên ngành Công nghệ bán dẫn, Thiết kế vi mạch: 04 chỉ tiêu.

– Giảng viên ngành Khoa học dữ liệu/Khoa học máy tính: 01 chỉ tiêu.

– Giảng viên ngành Tự động hóa – Hệ thống công nghiệp: 01 chỉ tiêu..

  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên: 08 chỉ tiêu.
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn: 05 chỉ tiêu.
  • Trường ĐH Quốc Tế: 05 chỉ tiêu
  • Trường ĐH Công nghệ Thông tin: 13 chỉ tiêu
  • Trường ĐH Kinh tế – Luật: 05 chỉ tiêu
  • Trường ĐH An Giang: 05 chỉ tiêu
  • Viện Môi trường và Tài nguyên: 05 chỉ tiêu
  • Khoa Y: 05 chỉ tiêu
  • Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử (INOMAR): 03 chỉ tiêu
  • Viện Công nghệ Nano: 02 chỉ tiêu

🔻IV. HỒ SƠ

🔹Ứng viên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ năng lực theo yêu cầu sau:

1. Thư trình bày nguyện vọng

2. Lý lịch khoa học

3. Kế hoạch phát triển của cá nhân trong 5 năm nếu trúng tuyển

4. Thuyết minh đề tài theo mẫu của ĐHQG-HCM

5. Các tài liệu minh chứng năng lực, kinh nghiệm công tác, thành tích phù hợp với yêu cầu vị trí thu hút.

🔹Ứng viên gửi hồ sơ trước ngày 30/3/2024 thông qua 1 trong 2 phương thức:

———————————

Thông tin chi tiết: