Ngày 17/7/2024, hơn 30 học viên, cựu học viên chương trình BK-IMP và MBA-MCI đã có buổi tham quan thực tế tại Dự án Sân bay quốc tế Long Thành và Izumi City với sự dẫn dắt của TS. Lê Hoài Long – Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM).
Tham quan thực tế tại dự án sân bay Quốc tế Long Thành
Tại dự án sân bay Quốc tế Long Thành, đoàn có cơ hội gặp gỡ với đại diện Ban Quản lý Dự án các công ty thành viên Liên danh gồm ông Hoàng Thái Sơn – Chỉ huy Trưởng của Ricons, ông Nguyễn Phan Anh Tuấn – Chỉ huy Trưởng của Newtecons, ông Phan Minh Hiếu – Chỉ huy Trưởng của SOL E&C, ông Lê Tuấn Việt – Quản lý phát triển sản phẩm của Leafseal và ông Nguyễn Hoàng Dũng – Quản lý HSSE, Newtecons; đồng thời được trải nghiệm tham quan thực tế tại khu vực công trình nhà ga hành khách của sân bay.
Tham quan thực tế tại dự án sân bay Quốc tế Long Thành
Sân bay Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia gồm nhiều dự án thành phần. Trong đó, gói thầu 5.10 – xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách, có tổng giá trị hơn 35.000 tỷ đồng là hạng mục lớn nhất. Đơn vị thi công gói thầu này là Liên danh VIETUR gồm 10 thành viên: IC Ictas, Ricons, Newtecons, SOL E&C, Tổng công ty Xây dựng số 1, ATAD, Vinaconex, Phục Hưng Holdings, Hawee cơ điện và Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. Buổi trao đổi và học hỏi kinh nghiệm chuyên môn cùng các đơn vị đang trực tiếp thi công tại “siêu dự án” đã giúp các học viên tích lũy nhiều kiến thức và kỹ năng hữu ích.
Tham quan thực tế tại dự án sân bay Quốc tế Long Thành
Chiều cùng ngày, đoàn tiếp tục tham quan tại dự án Izumi City thuộc tập đoàn Nam Long, tiếp đoàn có ông Nguyễn Ngọc Thanh – Giám đốc Trung tâm chuyên môn và ông Phạm Đức Trọng – Trưởng Phòng Kế hoạch – Kiểm soát dự án. Hai đại diện từ tập đoàn Nam Long đã giới thiệu về Tập đoàn và dự án Izumi City, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch phát triển dự án, các yếu tố cần thiết để cá nhân, doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh và nắm bắt cơ hội phát triển bền vững. Các học viên cũng có cơ hội tham quan trực tiếp nhà mẫu tại dự án Izumi City.
Tham quan thực tế tại dự án Izumi City
Dự án Izumi City được xây dựng theo mô hình “Modern Township” dựa trên 4 nền tảng: hạ tầng kết nối đồng bộ; quy hoạch khu đô thị phức hợp kết hợp đa dạng các chương trình tạo điểm đến; ứng dụng công nghệ tiên tiến; và quản lý vận hành thông minh. Với vị trí địa lý thuận lợi, “siêu dự án” Izumi City được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm kết nối giữa hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội của khu vực.
Tham quan thực tế tại dự án Izumi City
Hoạt động tham quan thực tế tại doanh nghiệp là một trong những điểm nổi bật của chương trình đào tạo quốc tế bậc Sau Đại học của Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM), thể hiện tính ứng dụng thực tiễn cao, giúp học viên có cơ hội tiếp cận với hệ sinh thái và môi trường thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp, thúc đẩy khả năng ứng dụng việc học vào công việc, qua đó góp phần nâng cao năng lực quản trị, đổi mới và sáng tạo của các học viên.
Là một kỹ sư tư vấn thiết kế trong lĩnh vực xây dựng, Ivan nhận thấy tầm quan trọng của việc phải đảm bảo các giải pháp mà mình tư vấn thiết kế được triển khai và thực hiện hiệu quả. Đó là lý do anh quyết định theo học Chương trình BK-IMP ngành Quản lý Xây dựng, để tích lũy thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc của mình.
Ivan là một trong những học viên được nhận học bổng toàn phần của Chương trình BK-IMP ngành Quản lý Xây dựng, thông qua Chương trình “Collaborative Education Program (CEP)” giữa HCMUT, Đại học Quốc gia Yokohama, Đại học Công nghệ Yangon và Tập đoàn Thép JFE. Nói về điều này, anh chia sẻ: “Học bổng mang đến cho tôi những giá trị tích cực, đó là sự cởi mở đối với những thay đổi mới. Tôi đã đón nhận cơ hội và những thay đổi mới mẻ, ý nghĩa đến với mình, ngay cả khi tôi đã có một thập kỷ phát triển sự nghiệp. Những khía cạnh này giúp tôi mở mang đầu óc và hướng đến con đường phát triển mới tốt hơn”.
Hành trình học tập của Ivan từng trải qua giai đoạn rất khó khăn khi anh có một khoảng thời gian dài chống chọi với Covid-19. “Ngay cả khi bị bệnh, tôi vẫn giữ tinh thần tích cực. Khó khăn không ngăn cản tôi học hỏi những kiến thức mới trong hành trình tại Bách khoa” – Ivan chia sẻ.
“Chương trình giảng dạy có sự gắn kết với những kiến thức tôi đã học trong chương trình cử nhân và thực tiễn công việc của tôi. Tôi được tham gia nhiều buổi hội thảo và thuyết trình tại lớp trong quá trình học, giúp bản thân trở nên tự tin hơn rất nhiều. Chất lượng giáo dục hơn cả mong đợi, giúp tôi tự tin áp dụng những kiến thức trên lớp vào thực tiễn. Môi trường học tập thật sự năng động và vui vẻ, mọi người đều rất tốt bụng, dễ gần và hiểu biết. Hành trình học tập tại Bách khoa thật sự rất đáng nhớ và ý nghĩa” – Ivan bộc bạch khi được hỏi về hành trình học tập, trải nghiệm tại Chương trình BK-IM.
Nói về dự định sau khi hoàn tất chương trình học, anh cho biết sẽ tiếp tục phát triển sự nghiệp theo chuyên môn của mình, đồng thời mong muốn được chia sẻ những kiến thức bổ ích mà mình đã học tại Chương trình BK-IMP. “Nếu có cơ hội học tập ở trình độ cao hơn, tôi sẽ cân nhắc để lựa chọn phù hợp” – Ivan chia sẻ.
✨ Trong khuôn khổ chương trình Global Wales International Partnership, buổi hội thảo chuyên đề giới thiệu về trường Đại học Cardiff sẽ diễn ra vào lúc 8:00 sáng ngày 15/06/2024 tại Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM), cơ sở Lý Thường Kiệt.
👉 Trong buổi hội thảo, Tiến sĩ Nhật (Nick) Phạm sẽ giới thiệu các chương trình đào tạo, nghiên cứu, đồng thời chia sẻ các cơ hội học bổng bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ tại trường Đại học Cardiff. Bên cạnh đó, triển vọng hợp tác nghiên cứu, cùng phát triển giữa Trường Đại học Cardiff và Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) cũng sẽ được thảo luận.
🌐 Theo báo cáo của MIT Technology Review và UN Trade & Development, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã thay đổi mạnh mẽ cách thức chúng ta làm việc và tương tác. Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây và phân tích dữ liệu lớn là những công nghệ nổi bật đang định hình lại thị trường lao động toàn cầu.
🔻 Trí tuệ nhân tạo (AI): AI đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, từ chăm sóc sức khỏe, tài chính, đến giáo dục. Các hệ thống AI có khả năng học hỏi và cải thiện hiệu suất công việc, dẫn đến sự thay thế và tự động hóa nhiều công việc thủ công. Điều này không chỉ tạo ra các công việc mới liên quan đến phát triển và quản lý AI, mà còn yêu cầu người lao động phải nâng cao kỹ năng để thích ứng với môi trường làm việc ngày càng phức tạp.
🔻Internet vạn vật (IoT): IoT đang kết nối hàng tỷ thiết bị trên khắp thế giới, tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ. Những thay đổi này đòi hỏi các kỹ sư và chuyên gia về an ninh mạng phải đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của các hệ thống kết nối này. IoT cũng thúc đẩy nhu cầu về các kỹ năng phân tích dữ liệu và quản lý hệ thống, mở ra nhiều cơ hội việc làm mới trong lĩnh vực này.
🔻Điện toán đám mây: Việc chuyển đổi từ hạ tầng công nghệ truyền thống sang các giải pháp điện toán đám mây đã cách mạng hóa cách các doanh nghiệp quản lý dữ liệu và tài nguyên. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các nền tảng đám mây như AWS, Google Cloud, và Microsoft Azure, cùng với các kỹ năng về bảo mật và quản lý dịch vụ đám mây.
🔻Phân tích dữ liệu lớn: Với sự gia tăng không ngừng của dữ liệu, khả năng phân tích và sử dụng dữ liệu lớn đã trở thành yếu tố then chốt trong việc ra quyết định của doanh nghiệp. Các chuyên gia dữ liệu và khoa học dữ liệu đang được săn đón để giúp tổ chức khai thác giá trị từ dữ liệu, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh thông minh và hiệu quả hơn.
🖋 ️Buổi tọa đàm công nghệ với chủ đề “Khai phá tiềm năng AI Tạo sinh: Tương lai của Công nghệ và Sáng tạo” sẽ mang đến góc nhìn tổng quan về những xu hướng mới trong lĩnh vực công nghệ cùng các giải pháp công nghệ tiên tiến dựa trên nền tảng AI Tạo sinh, đồng thời chia sẻ về các cơ hội, thách thức và những kỹ năng cần thiết để “nguồn nhân lực số” có thể phát triển bền vững và đạt được thành công trong kỷ nguyên 4.0.
📘 Buổi tọa đàm cũng sẽ cung cấp thông tin chi tiết về Chương trình Thạc sĩ Quốc tế ngành Khoa học Máy tính của Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM). Chương trình bao gồm chuyên ngành Khoa học Dữ liệu và An ninh mạng và được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh theo mô hình chuẩn quốc tế, nội dung học luôn được cập nhật kiến thức về công nghệ mới, có tính ứng dụng cao trong công việc thực tiễn, giúp nâng cao năng lực thiết yếu, gia tăng cơ hội và triển vọng phát triển sự nghiệp cho người học trong môi trường quốc tế.
⏰ 09:00, thứ Bảy, ngày 01/6/2024
🎯Hội trường A4, Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM), 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP. HCM
– PGS. TS. Quản Thành Thơ – Quyền Trưởng Khoa KH&KT Máy tính, Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM)
– TS. Nguyễn Cảnh Tuấn – Phó Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM)
– Ông Phạm Thanh Hữu – Tổng Giám đốc Công ty CP IVS (Individual Systems)
– Ông Phạm Công Thiện – Quản lý dự án, Công ty Hitachi Vantara VN
– Ông Nguyễn Tấn Sang – Senior Backend Engineer, Công ty CP Younet Social
➡️Nhanh tay lên lịch tham gia để cập nhật các thông tin mới nhất về xu hướng ngành xây dựng và được giải đáp các thắc mắc liên quan đến chương trình Thạc sĩ ngành Khoa học Máy tính của Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM)
————————————
Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP), Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM
ⓐ Kiosk OISP, Khu B2, Trường ĐH Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM
Hiểu biết và tận dụng các vấn đề về ESG (Environmental, Social, Governance) không chỉ cần thiết mà còn là nền tảng của sự thành công trong tương lai đối với các doanh nghiệp sản xuất. Việc áp dụng các tiêu chuẩn này không chỉ giúp bảo vệ môi trường và xã hội, mà còn tạo ra giá trị bền vững giúp doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhằm trao đổi, chia sẻ các vấn đề liên quan về ESG, Khoa Quản lý Công nghiệp (SIM), Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) phối hợp với Hội tự động hoá TP.HCM (HAuA) tổ chức hội thảo “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ESG: NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT”
Thời gian: 8:30-11:30, thứ Bảy, ngày 25/5/2024
Địa điểm: Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Doanh nghiệp TP.HCM (CSED), 156 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Bến Nghé, Quận 1.
– Nhận diện các thách thức và cơ hội ESG trọng yếu trong các lĩnh vực ngành nghề
– Quy hoạch quản lý năng lượng và phương pháp trực quan hóa điện
– Chương trình Carbon offset và Tín chỉ carbon
📌 Tại Hội thảo cũng sẽ giới thiệu về các chương trình MBA, Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP) ngành Quản trị Kinh doanh, Chương trình MBA-MCI của Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM).
Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP) ngành Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Bách khoa là chương trình tiên phong và uy tín trong lĩnh vực đào tạo thạc sĩ khối ngành kỹ thuật và quản trị. Đây là chương trình giảng dạy theo chuẩn quốc tế với nội dung học luôn được cập nhật kiến thức công nghệ – quản trị mới, có tính ứng dụng cao trong công việc thực tiễn. Ngoài ra, với sự kết hợp giữa đội ngũ giảng viên Trường ĐH Bách khoa và giáo sư đầu ngành, dày dạn kinh nghiệm thực tiễn từ nước ngoài, BK-IMP sẽ là nơi nâng cao cơ hội nghề nghiệp, khả năng lãnh đạo và tư duy khởi nghiệp cho từng học viên.
Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) đang tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP) khóa 2024 ngành Quản trị Kinh doanh. Liên hệ ngay hotline chương trình: 03.3366.1414 để được tư vấn và nhận thông tin ưu đãi sớm!
————————————
Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP), Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM
ⓐ Kiosk OISP, Khu B2, Trường ĐH Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM