ĐHQG-HCM TUYỂN DỤNG NHÀ KHOA HỌC VỚI CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ HẤP DẪN

Nhằm hiện thực hóa tầm nhìn phát triển Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hoá Việt Nam, ĐHQG-HCM chính thức tuyển dụng các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành công tác tại ĐHQG-HCM. 

Khởi động cho Chương trình VNU350, sáng nay ngày 28/02/2024, ĐHQG-HCM cũng đã tổ chức Tọa đàm “Chương trình thu hút, giữ chân và phát triển 350 nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành công tác tại Đại học Quốc gia TP.HCM” nhằm thông tin rộng rãi, đầy đủ về Chương trình VNU350 cũng như tạo không gian trao đổi, thảo luận giữa ban lãnh đạo ĐHQG, các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, các nhà khoa học.

Tại tọa đàm, PGS. TS. Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM nhấn mạnh 03 nhân tố quan trọng để thu hút các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành tới làm việc tại ĐHQG-HCM là: (1) không gian tự chủ, sáng tạo hay nói cách khác là sự trao quyền; (2) không gian đóng góp, cống hiến và (3) không gian phát triển và thăng tiến. TS. Lê Thị Anh Trâm – Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ ĐHQG-HCM đã trình bày chi tiết các hạng mục nội dung về Chương trình VNU350.

Trong phần trao đổi, PGS. TS. Mai Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa cũng đã có những chia sẻ về chính sách thu hút, giữ chân và hỗ trợ các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa. Theo đó, Trường Đại học Bách khoa đã triển khai trả lương theo vị trí việc làm; xây dựng các nhóm nghiên cứu; hỗ trợ không gian làm việc, đầu tư trang thiết bị nghiên cứu cơ bản; hỗ trợ thầy/cô trưởng nhóm nghiên cứu tuyển nghiên cứu viên được Nhà trường trả lương,…

✅ĐHQG-HCM đang là đơn vị dẫn đầu cả nước về công bố quốc tế. Tính riêng năm 2023, ĐHQG-HCM đã công bố hơn 2.500 bài báo trong danh mục Scopus. ĐHQG-HCM đang chủ trì nhiều chương trình khoa học công nghệ quốc gia. Trong đợt tuyển đầu tiên của năm 2024, ĐHQG-HCM sẽ tuyển dụng 65 chỉ tiêu cho các đơn vị thành viên và trực thuộc. ĐHQG-HCM đặt mục tiêu trong tương lai sẽ tuyển dụng được 350 nhà khoa học theo Chương trình VNU350.

🔻I. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN ỨNG TUYỂN

– Có trình độ tiến sĩ;

– Có khả năng giảng dạy, nghiên cứu độc lập;

– Có khát vọng, hoài bão, mong muốn đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước và của ĐHQG-HCM.

🔹Nhà khoa học trẻ cần đáp ứng ít nhất 1 trong 4 tiêu chí:

1. Có bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí, hội nghị uy tín;

2. Có bằng phát minh, sáng chế đã được đăng ký thành công;

3. Có sản phẩm khoa học, công nghệ đã được chuyển giao;

4. Có hướng nghiên cứu mới, triển vọng, phù hợp với Chiến lược phát triển ĐHQG-HCM.

🔹Nhà khoa học đầu ngành cần đáp ứng đủ cả 5 tiêu chí:

1. Đứng đầu nhóm nghiên cứu hoặc Trưởng phòng thí nghiệm;

2. Chủ trì đề tài, dự án khoa học – công nghệ;

3. Có công trình công bố trên các tạp chí khoa học uy tín hoặc sở hữu bằng độc quyền phát minh, sáng chế;

4. Có kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh;

5. Có mối quan hệ, hợp tác trong nước và quốc tế (là thành viên của các tổ chức khoa học – công nghệ quốc tế; tham gia tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; biên tập, phản biện bài báo cho các tạp chí quốc tế).

🔻II. CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ

Các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành tham gia Chương trình VNU350 sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ từ ĐHQG-HCM và chính sách hỗ trợ cụ thể của từng đơn vị tuyển dụng.

🔹Nhà khoa học trẻ xuất sắc:

– 02 năm đầu được cấp 01 đề tài nghiên cứu khoa học loại C, kinh phí tối đa 200 triệu đồng;

– Năm thứ 3 được cấp 01 đề tài loại B, kinh phí tối đa 1 tỷ đồng;

– Năm thứ 4 được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 10 tỷ đồng;

– Năm thứ 5 được hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục, quy trình xét công nhận chức danh Phó Giáo sư cấp Nhà nước.

🔹Nhà khoa học đầu ngành:

– 02 năm đầu được cấp 01 đề tài nghiên cứu khoa học loại B, kinh phí tối đa 1 tỷ đồng;
– Các năm tiếp theo được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 30 tỷ đồng; được hỗ trợ thành lập nhóm nghiên cứu mạnh; hỗ trợ đăng ký chủ trì đề tài các cấp.

🔹Nhà khoa học sẽ hưởng thu nhập và đãi ngộ khác theo chính sách cụ thể của đơn vị nơi nhà khoa học đến công tác, gồm: lương, thưởng, các phụ cấp, thu nhập tăng thêm, phụ cấp vượt định mức giảng dạy, phụ cấp thâm niên, nghiên cứu khoa học, khen thưởng đột xuất…

🔻III. CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG ĐỢT 1 NĂM 2024

  • Trường ĐH Bách Khoa: 09 chỉ tiêu, gồm:

– Giảng viên ngành Khoa học hàng không, vũ trụ/Cơ học kỹ thuật: 03 chỉ tiêu.

– Giảng viên ngành Công nghệ bán dẫn, Thiết kế vi mạch: 04 chỉ tiêu.

– Giảng viên ngành Khoa học dữ liệu/Khoa học máy tính: 01 chỉ tiêu.

– Giảng viên ngành Tự động hóa – Hệ thống công nghiệp: 01 chỉ tiêu..

  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên: 08 chỉ tiêu.
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn: 05 chỉ tiêu.
  • Trường ĐH Quốc Tế: 05 chỉ tiêu
  • Trường ĐH Công nghệ Thông tin: 13 chỉ tiêu
  • Trường ĐH Kinh tế – Luật: 05 chỉ tiêu
  • Trường ĐH An Giang: 05 chỉ tiêu
  • Viện Môi trường và Tài nguyên: 05 chỉ tiêu
  • Khoa Y: 05 chỉ tiêu
  • Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử (INOMAR): 03 chỉ tiêu
  • Viện Công nghệ Nano: 02 chỉ tiêu

🔻IV. HỒ SƠ

🔹Ứng viên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ năng lực theo yêu cầu sau:

1. Thư trình bày nguyện vọng

2. Lý lịch khoa học

3. Kế hoạch phát triển của cá nhân trong 5 năm nếu trúng tuyển

4. Thuyết minh đề tài theo mẫu của ĐHQG-HCM

5. Các tài liệu minh chứng năng lực, kinh nghiệm công tác, thành tích phù hợp với yêu cầu vị trí thu hút.

🔹Ứng viên gửi hồ sơ trước ngày 30/3/2024 thông qua 1 trong 2 phương thức:

———————————

Thông tin chi tiết:

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giải các bài toán trong kỹ thuật xây dựng dân dụng

Ngày 23/02 vừa qua, hội thảo “Củng cố sức mạnh công trình bằng trí tuệ tính toán và công nghệ địa động lực học hiện đại” đã diễn ra tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM. Buổi hội thảo có sự tham gia của hai diễn giả gồm GS. Chih-Wei Lu và GS. I-Tung Yang đến từ Đại học Khoa học & Công nghệ Quốc gia Đài Loan (NTUST).

Tại buổi hội thảo, GS. Chih-Wei Lu đã có những chia sẻ về chủ đề “Những tiến bộ trong địa động lực học: Tìm hiểu sự phát triển và các ứng dụng đương thời”, trong đó nổi bật là việc ứng dụng công nghệ AI, sử dụng các công nghệ cảm biến hiện đại để giám sát và theo dõi các dự án, công trình kỹ thuật dân dụng.

GS. Chih-Wei Lu chia sẻ về chủ đề “Những tiến bộ trong địa động lực học: Tìm hiểu sự phát triển và các ứng dụng đương thời”

Bên cạnh đó, GS. I-Tung Yang đã có những chia sẻ liên quan đến chủ đề “Trí tuệ tính toán trong kỹ thuật xây dựng dân dụng”, thông qua việc sử dụng các thuật toán để tối ưu các hàm, qua đó góp phần giải các bài toán về kết cấu công trình trong lĩnh vực kỹ thuật dân dụng.

GS. I-Tung Yang chia sẻ liên quan đến chủ đề “Trí tuệ tính toán trong kỹ thuật xây dựng dân dụng”

Hai giáo sư cũng đã giải đáp những thắc của các học viên, sinh viên về việc ứng dụng trí tuệ tính toán và công nghệ địa động lực học hiện đại trong quá trình thiết kế và thực hiện các dự án, công trình kỹ thuật dân dụng hiện nay.

Kết thúc buổi hội thảo, PGS.TS. Lê Anh Tuấn – Trưởng Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM và PGS.TS. Trương Quang Vinh – Phó Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM đã gửi tặng những phần quà cảm ơn đến hai diễn giả tham gia chia sẻ tại chương trình.

PGS.TS. Lê Anh Tuấn – Trưởng Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM (ngoài cùng bên phải) và PGS.TS. Trương Quang Vinh – Phó Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM (ngoài cùng bên trái) gửi tặng những phần quà cảm ơn đến hai diễn giả tham gia chia sẻ tại chương trình

Buổi hội thảo đã cung cấp các kiến thức chuyên sâu về việc ứng dụng trí tuệ tính toán và địa động lực học đối với lĩnh vực kỹ thuật xây dựng dân dụng, qua đó góp phần củng cố và gia tăng hiệu quả trong thực hiện các dự án, công trình xây dựng dân dụng. Thông qua hội thảo, các học viên, sinh viên đã được cập nhật nhiều kiến thức mới liên quan đến chuyên ngành, đồng thời được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến đang được ứng dụng trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng dân dụng hiện nay.

Hai diễn giả chụp ảnh lưu niệm cùng các giảng viên và các bạn sinh viên, học viên tham gia hội thảo

NGỌC HUỲNH

Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP) khóa 2024 các ngành Khoa học Máy tính, Quản lý Xây dựng, Quản trị Kinh doanh với ngôn ngữ giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Liên hệ ngay hotline chương trình để được tư vấn và nhận thông tin ưu đãi sớm!

🔹Hạn nộp hồ sơ đợt 1: 31/3/2024

🔹Thông tin liên hệ: 03.3366.1414

CÁC CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ LIÊN KẾT QUỐC TẾ TẠI TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA, ĐHQG-HCM

Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia TP. HCM (ĐHBK) đang triển khai đào tạo liên kết quốc tế đào tạo Thạc sĩ ngành Khoa học Máy tính, Quản lý Xây dựng, và Quản trị Kinh doanh với các nước Úc, Nhật Bản, New Zealand, Thụy Sĩ…

Là một trong những ngôi trường Việt Nam lọt vào Top 500 Đại học hàng đầu châu Á, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM ngày càng phát triển hơn với chương trình hệ liên kết quốc tế cùng với sự hợp tác của các cơ sở nước ngoài.

Hiện nay, trường đang triển khai chương trình Thạc sĩ liên kết quốc tế ngành Khoa học Máy tính, Quản lý xây dựng, và Quản trị Kinh doanh được nhiều học viên quan tâm. Chương trình này được đánh giá đạt tiêu chuẩn quốc tế, tính ứng dụng thực tiễn cao, giúp kiệm thời gian, chi phí so với du học toàn phần nhưng đem đến chất lượng và trải nghiệm không kém.

Tính tới hiện tại, chương trình Thạc sĩ Quốc tế trường ĐHBK đang liên kết với 6 trường tại 4 nước: Australia, New Zealand, Nhật Bản, và Thụy Sĩ với ngôn ngữ chính trong quá trình học là tiếng Anh.

Chương trình liên kết được tổ chức với 2 mô hình: 1+1 và 2+0. Đối với mô hình liên kết 1+1 ngành Quản lý Xây dựng và Khoa học Máy tính, năm học đầu các học viên sẽ học tập tại trường, năm thứ hai sẽ chuyển tiếp sang trường Auckland/ Deakin/UTS/ Monash/ Yokohama và được nhận bằng do trường đối tác cấp với mức học phí khoảng 700 – 800 triệu/năm. 

Đối với mô hình 2+0 ngành Quản trị Kinh doanh, học viên học tại trường ĐHBK, các giáo sư từ trường Đại học Khoa học Ứng dụng và Nghệ thuật Tây Bắc Thụy Sĩ sang Việt Nam giảng dạy. 

Xem thêm chi tiết thông tin các Chương trình Đào tạo Thạc sĩ Liên kết quốc tế tại đây: https://tuoitre.vn/truong-dh-bach-khoa-dhqg-hcm-dao-tao-thac-si-lien-ket-quoc-te-khoi-nganh-ky-thuat-va-quan-tri-20230531141806004.htm?fbclid=IwAR3qxcRPEuaj9-M6Zn8iS8zv9IQljoj0BvlWwRDqEYZmQH3qDU_jhcvguXA

Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Chương trình giới thiệu ứng viên tiềm năng cho khóa 2023

Chương trình được áp dụng cho khóa 2023 của 2 ngành đào tạo: Quản lý Xây dựng và Khoa học Máy tính

  • Đối tượng: Học viên và cựu học viên Chương trình Thạc sĩ Quốc tế tại trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM
  • Điều kiện áp dụng:
  • Người giới thiệu thuộc một trong các đối tượng trên. 
  • Ứng viên được giới thiệu cần đáp ứng đủ điều kiện nhập học và tham dự khóa học 2023 – 2025. 
  • Ứng viên được giới thiệu cần hoàn thành đợt học phí đầu tiên
  • Quyền lợi cho người giới thiệu:
  • Với mỗi ứng viên giới thiệu thành công, người giới thiệu được nhận: 2.000.000 VNĐ

Số tiền giới thiệu sẽ được chuyển cho người giới thiệu theo quy định tài chính của trường Đại học Bách Khoa ĐHQG-HCM.

  • Quyền lợi cho ứng viên:
  • Ứng viên có được sự giới thiệu từ học viên/cựu học viên BK-IMP sẽ nhận được ưu đãi học phí đặc biệt từ chương trình.
  • Đối với hồ sơ nộp trước 30/6/2023: 3.000.000 VNĐ
  • Đối với hồ sơ nộp từ 30/6 – 30/9/2023: miễn lệ phí hồ sơ
  • Cách thức tham gia chương trình:

Các bạn điền đầy đủ thông tin vào link sau:

https://forms.gle/gJe6vDW8mDTy9kFZ6

BK-IMP chân thành cảm ơn bạn đồng hành trên con đường lan tỏa giá trị tri thức đến nhiều học viên hơn nữa trong tương lai.

Nhìn lại hội thảo Ứng dụng trí tuệ nhân tạo kiểm soát an toàn lao động trên công trường xây dựng

Ngày 27/5 vừa qua, Chương trình Thạc sĩ Quốc tế BK-IMP đã tổ chức buổi hội thảo Ứng dụng trí tuệ nhân tạo kiểm soát an toàn lao động trên công trường xây dựng dưới sự dẫn dắt chính của PGS. TS Trần Đức Học. Buổi hội thảo đã thu hút đông đảo sự tham gia của các khách mời, các bạn sinh viên và học viên của chương trình Thạc sĩ Quốc tế.

Mở đầu hội thảo, PGS. TS. Trần Đức Học cùng với các bạn tham gia giao lưu và trao đổi về tình hình kiểm soát an toàn lao động hiện nay và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong nhiều lĩnh vực đời sống của nhân loại.

PGS. TS. Trần Đức Học đã chia sẻ về cơ sở lý thuyết và một số phương pháp nghiên cứu cũng như ứng dụng AI trong việc giảm thiểu các rủi ro trong lao động. Bên cạnh đó, thầy đưa ra nhiều ví dụ trực quan cho việc ứng dụng AI để nhận diện, kiểm tra, phân tích hình ảnh trong quá trình thi công một cách hiệu quả và chính xác. Thầy cũng nhấn mạnh rằng AI sẽ trở thành một trong những công cụ đắc lực nhất, góp phần lớn trong vấn đề kiểm soát an toàn lao động.

Bên cạnh đó, Nghiên cứu sinh Huỳnh Phú Hải đã giới thiệu cho các bạn tham gia về một số công trình nghiên cứu khoa học của Khoa Kỹ thuật Xây dựng của Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM. Qua phần giới thiệu, các bạn đã có cơ hội tìm hiểu thêm về những bước phát triển tối ưu của công nghệ ngành xây dựng hiện nay.

Phần cuối buổi hội thảo, các bạn tham gia cùng tham quan phòng BIM Lab dưới sự hướng dẫn của Nghiên cứu sinh Huỳnh Phú Hải.

Buổi hội thảo đã tổ chức thành công tốt đẹp. Khách mời, các bạn sinh viên và học viên của BK-IMP đã có một trải nghiệm học thuật bổ ích và thú vị cùng với các diễn giả.