Chương trình trao đổi 2 chiều Đại học Concordia, Canada dành cho giảng viên và học viên sau đại học

Chương trình trao đổi 2 chiều Đại học Concordia, Canada dành cho giảng viên và học viên sau đại học.

– Thời hạn nộp hồ sơ: Đến ngày 14.06.2024
– Tổng tài trợ: 12,000 Đô Canada
– Thời gian trao đổi đổi: 5-10 ngày

Chi tiết chương trình vui lòng xem chi tiết tại đây

Trân trọng

VIDEO BUỔI TƯ VẤN TRỰC TUYẾN INFO SESSION 2023

Vào Chủ nhật, ngày 5/3 vừa qua, Chương trình Thạc sĩ Quốc tế BK-IMP đã phát sóng trực tiếp Buổi tư vấn tuyển sinh Info Session 2023 nhằm mục đích đem đến các bạn quan tâm một góc nhìn rõ hơn về xu hướng tuyển dụng trong cơn bão biến đổi kinh tế của năm 2023. Buổi tư vấn đã thu hút đông đảo lượt quan tâm từ các bạn ứng viên.

Tại buổi tư vấn, các bạn ứng viên cũng đã nhận được rất nhiều thông tin về Chương trình Thạc sĩ Quốc tế BK-IMP cũng như các điều kiện tuyển sinh và các ưu đãi, học bổng tài năng của chương trình.

Đồng thời, các bạn khán giả rất tích cực đặt ra nhiều câu hỏi xuyên suốt buổi tư vấn. Dưới đây là video quay lại quá trình tư vấn trực tuyến trong đó có một số câu hỏi nổi bật đã được các diễn giả giải đáp tận tình.

Chương trình Trao đổi tại The University of South-Eastern Norway, Na Uy năm 2023

Trong khuôn khổ dự án NORPART (PaproNoVi) do chính phủ Na Uy tài trợ, Trường ĐH Bách Khoa trân trọng thông báo về chương trình trao đổi tại The University of South-Eastern Norway, Na Uy (USN) như sau:

I. CHƯƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI BẬC THẠC SỸ

Điều kiện dự tuyển: Học viên đang học chương trình thạc sỹ tại Trường Đại học Bách khoa, có thể chọn được các môn học phù hợp tại USN.

Thời gian trao đổi: Dự kiến, học viên bắt đầu đi trao đổi tại USN vào học kỳ mùa Thu  từ 14/08 – 19/12/2023.

Giá trị học bổng: Chi phí đi lại + visa + sinh hoạt phí 11 700 NOK/tháng

Hồ sơ dự tuyển gồm có:

HẠN CHÓT NỘP HỒ SƠ CHO CHƯƠNG TRÌNH BẬC THẠC SỸ: Thứ Sáu ngày 27/03/2023

Thông tin về chuyên ngành và các môn học có thể đăng ký tại USN như sau:

i) Nhóm ngành Embedded Systems:

System Architecture and Design;

Systems Integration;

Project Management of Complex Systems;

và có thể có mở các môn sau đây, nếu đủ số lượng sinh viên,

Robust Engineering;

Sustainability and Life-cycle design;

 Systems Architecting;

Human Factors Design;

Quality Management;

Systems Thinking;

System Design applied to Electric and Hybrid Vehicles;

New Energy Systems

Subsea Production Systems Architecture.

ii) Nhóm ngành Micro gồm có:

Microfabrication Technology;

Measurements and Characterization;

và có thể có mở các môn sau đây, nếu đủ số lượng sinh viên:

Introduction to BioMEMS;

MEMS Design;

Heat and Mass Transport in Nano and Micro Systems;

 Introduction to Autonomy

Ngoài các môn học nêu trên, học viên có thể có cơ hội chọn thêm nhiều môn học khác. Vui lòng liên hệ PGS. Tạ Quốc Bảo qua email (Bao.Ta@usn.no) để được tư vấn thêm.

II. CHƯƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI BẬC TIẾN SỸ

Điều kiện dự tuyển: Nghiên cứu sinh đang theo học chương trình tiến sỹ tại Trường Đại học Bách khoa, có thể đề xuất kế hoạch nghiên cứu phù hợp tại USN.

Thời gian trao đổi: tối đa 06 tháng

Giá trị học bổng: 73.000 NOK /6 tháng + chi phí đi lại + visa

Hồ sơ dự tuyển gồm có:

  1. Sơ yếu lý lịch (Academic CV)
  2. Danh sách công bố khoa học
  3. File PDF liệt kê bài công bố khoa học, nếu có (maximum chỉ gửi 5 công trình tiêu biểu)
  4. Motivation Letter và Working Plan (Trình bày rõ kế hoạch làm việc cho chuyến trao đổi tại USN, đề xuất nội dung làm việc như thế nào, vì sao,…). Viết ngắn gọn tối đa trong 1 trang A4.

Danh sách các môn học: Nhóm ngành Micro: gồm có MN-OPT9005MN-ACT9005

Ứng viên quan tâm cần tư vấn về kế hoạch làm việc, có thể liên hệ với PGS. Tạ Quốc Bảo qua email (Bao.Ta@usn.no).

III. CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ:

Ứng viên nén tất cả các hồ sơ thành 1 file.zip và nộp trực tuyến qua link sau đây: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdcnSf33dYqi7IxV-fXtv5QflXNstcjs6cNPnEd1wADXVa9Lw/viewform

Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ Cô Thùy Dương, Phòng Quan hệ Đối ngoại qua email: ntduong@hcmut.edu.vn  

P. QHĐN

Trường Đại học Công nghệ Nagaoka và đại diện của 26 doanh nghiệp Nhật xúc tiến hợp tác với Trường Đại học Bách khoa

Sáng ngày 24/2, Trường Đại học Công nghệ Nagaoka, Nhật Bản phối hợp cùng Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM tổ chức buổi gặp gỡ, trao đổi thông tin về việc hợp tác giữa các ngành công nghiệp và Trường đại học. Hội nghị giao lưu lần này được lãnh sự Quán Nhật Bản (chính phủ Nhật) công nhận là sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt – Nhật.

Hội nghị có sự góp mặt của GS. TS. Umeda Minoru, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Nagaoka và đại diện của 26 doanh nghiệp Nhật Bản thuộc các lĩnh vực về sản xuất thiết bị, công nghệ phần mềm, điện – điện tử,… Về phía Trường Đại học Bách khoa có PGS. TS. Nguyễn Danh Thảo – Phó Hiệu trưởng, PGS. TS. Đặng Đăng Tùng, Giám đốc Văn phòng đào tạo Quốc tế cùng các trưởng đơn vị, phòng ban.

GS. TS. Umeda Minoru, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Nagaoka
PGS. TS. Nguyễn Danh Thảo giải đáp thắc mắc từ phía đối tác Nhật

Nội dung chính của buổi họp tập trung vào các hoạt động hợp tác đào tạo và nghiên cứu thông qua mô hình GTP (Gigaku Tech. Park) giữa Trường Đại học Bách khoa – Trường Đại học Công nghệ Nagaoka – Các công ty ở Nhật và công ty Nhật có trụ sở tại Việt Nam. Trong khuôn khổ này, hình thức hợp tác chính yếu là thúc đẩy trao đổi sinh viên, nhà nghiên cứu, giáo sư và kỹ sư giữa hai trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên Việt thực tập tại doanh nghiệp Nhật. 

GS. TS. Kobayashi chia sẻ về mục tiêu, định hướng và các hoạt động trong mạng lưới Gigaku Techno Park

Đến thời điểm hiện tại, Trường Đại học Bách khoa đang triển khai hai chương trình (CT) đào tạo liên kết với Trường Đại học Công nghệ Nagaoka gồm CT Chuyển tiếp Quốc tế Nhật Bản ngành Kỹ thuật Điện-Điện tử và CT Định hướng Nhật Bản đối với ngành Khoa học Máy tính & Cơ kỹ thuật. “Các chương trình này nhằm đào tạo nguồn lực kỹ sư trong nước có khả năng làm việc tại các môi trường quốc tế. Trường Đại học Bách khoa đặc biệt trân trọng sự hỗ trợ của Trường Đại học Công nghệ Nagaoka cũng như các công ty đối tác và mong rằng mối liên kết giữa các bên sẽ ngày càng bền chặt hơn trong tương lai”, PGS. TS. Nguyễn Danh Thảo chia sẻ.

PGS. TS. Đặng Đăng Tùng thông tin về các chương trình đào tạo liên kết với Trường Đại học Công nghệ Nagaoka
Ông Takahashi Akihiko, Giám đốc Sorimachi Viet Nam

GS. TS. Umeda cho biết Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG.TPHCM là một trong những đối tác quan trọng của Trường Đại học Công nghệ Nagaoka trong việc thúc đẩy mô hình Gigaku Tech. Park tại Việt Nam. Đây là mô hình do Trường Đại học Công nghệ Nagaoka dẫn dắt hướng đến xây dựng mạng lưới kết nối có sự tham gia của ngành công nghiệp-Trường đại học-chính phủ địa phương tại một số nước trên thế giới nhằm đào tạo nguồn nhân lực đổi mới sáng tạo cũng như đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp toàn cầu.

Lá thư (bản gốc) của chủ tịch thành phố Nagaoka-shi, chủ tịch đã cảm ơn và ủng hộ những hoạt động giao lưu giữa khối doanh nghiệp – trường học của thành phố Nagaoka với trường Đại học Bách khoa. Đây đồng thời là niềm khích lệ to lớn đối với cả hai Trường cũng như các doanh nghiệp trong việc duy trì và tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các bên.

Nguồn: https://hcmut.edu.vn/tintuc/Truong-DH-Nagaoka-va-doanh-nghiep-Nhat-xuc-tien-hop-tac-voi-Truong-Dai-hoc-Bach-khoa

Lớp học với giảng viên nước ngoài tại BK-IMP

Trong tháng 3, Chương trình Thạc sĩ Quốc tế BK-IMP đã mời GS.TS. Anton Worobei từ trường Đại học Khoa học ứng dụng Hoschule Bremen, Đức tham gia giảng dạy môn Construction Engineering and Technology cho ngành Quản lý xây dựng Khóa 2022. Chuyên ngành nghiên cứu của thầy là Quản lý Xây dựng, Khoa Kỹ thuật xây dựng dân dụng và môi trường

Kết hợp với kiến thức từ các bài giảng lý thuyết, thầy tổ chức các hoạt động thực hành trên mô hình giúp lớp học trở nên sinh động và thú vị hơn. Các học viên cảm thấy rất hứng thú khi học tập dưới sự hướng dẫn của thầy.