Full Scholarships for HCMUT/HCMIU students to pursue a Master’s Degree in Micro and Nano Systems Technology,University of South-Eastern Norway.

University of South-Eastern Norway (USN) plans to award TWO (2) FULL SCHOLARSHIPS for students from HCMUT/HCMIU to pursue a Master’s Degree in Micro and Nano Systems Technology, school year August 2021 – June 2023.

USN has 18.000 students and 8 campuses, and is the fourth largest university in Norway. The university has a strong focus on applied research and development with close connection to the regional industry and public sector. For more information: https://www.usn.no/english/

Information about the master’s degree in Micro and Nano Systems Technology at USN (Campus Vestfold) can be found here https://www.usn.no/academics/find-programmes/engineering-technology-and-it/master-in-micro-and-nano-systems-technology/

What Does the Scholarship Cover?
Education at the master level in Norway is tuition-free. Selected students will be granted a full scholarship NOK 253 460 (about € 23 500) to cover the living cost for 2 years in Norway. In addition, visa cost
(NOK 5 300), start-up grant (NOK 10 000) and travelling expenses (up to NOK 10 300 in total) will also be covered. Students might also receive a support (max. NOK 10 000) for an exchange period at the home institutions (This includes travel expenses and part of accommodation, depending on exchange period).

Submission deadline: December 1st, 2020.
Applicants have the possibility to upload supplementary documents later. It is however important to register the application within that deadline.

Admission requirements

  1. General Requirements

Applicants must

  • Be enrolled as a student at either Ho Chi Minh City University of Technology (HCMUT) or International University, Ho Chi Minh City (HCMIU).
  • Have a cumulative grade point average in the BSc grade equivalent to, or better than, a C in the ECTS system.
  • Fulfil the English requirements. One of the following English tests is required:
    • IELTS (academic version) – minimum overall score of 6.0.
    • TOEFL – minimum score of 550 (paper based), 213 (computer based) or 80 (internet based).
    • PTE Academic test – minimum score of 59.
    • Melab – minimum score of 80.
    • Cambridge ESOL examinations (First: B or better, CAE: C or better, Proficiency: C or better).
    • TELC certificates (Telc English B2 or Telc English B2-C1 University, all Telc certificates C1 level).

Note: The certificate that are older than two years will NOT be accepted. Please check in this link for more details regarding English requirements.

  1. Academic Requirements

This programme requires a Bachelor’s degree in micro/nano systems technology, electronics engineering, mechanical engineering, chemical engineering, bioengineering, physics, materials science, or a closely related area that contains minimum 120 ECTS credits specifically relevant for the programme.

In addition, you must have passed the following:

  • Mathematics at the level equivalent to Mathematics III at USN, which contains partly or entirely following topics: coordinates systems, Kepler’s laws, Parametric curves, Vectors-curves-surfaces in space, Curvature of planar space curves, Derivations, Lagrange’s multiplier method, Multiple integrals, Variable shift methods, Vector calculus, Line-surface-volume integrals, Green’s theorem, Gauss’s theorem, Stoke’s theorem.
    Note: please send the course description (or list of contents) from the mathematic courses that you have passed.

  • A bachelor course in Basic Analogue Technique, which contains partly or entirely the following topics: PN junction, the diode as a circuit element, Bipolar and Field effect transistors, Simple CMOS circuits and amplifiers, Basic amplifier model, Circuit construction with (idealized) operational amplifiers, Frequency response, Operational amplifier theory and performance, Active filters, Component disturbance, Comparators and trigger circuits, Signal generators, VLSI.

Application Procedure

Candidates must follow USN’s admission procedure and apply through the application portal (web based application form) within the deadline. More details regarding “how to apply” to the programme, please check in this link. The applicant must upload required documents in the web application. These are:

  • Letter of motivation. Please indicate if you apply for the full scholarship in the PaproNoVi+ programme.
  • Diplomas and transcripts from Bachelor/Engineering, and secondary education (from 6th to 12th grade)

Note: If your institution does not provide you with an English version of your transcripts/diplomas you must upload both the original and an English translation certified by a notary public (e.g. Phòng công chứng số 1, số 2, số 3,…).

  • English test certificate.
  • Copy of your passport.
  • Other required documents: Please check this link.

Interview

The best-qualified applicants will be called for interviews and considered for the two scholarships.

Important notice regarding the Covid-19 Situation (for Incoming Full-Degree Students)

Follow this link to update about regulations for coming to Norway and USN regarding the Covid-19 situation.

Contacts

USN: Assoc. Prof. Bao Quoc Ta, project manager, Bao.Ta@usn.no

HCMUT: Dr. Cuong Huynh Phu Minh, hpmcuong@hcmut.edu.vn

HCMIU: Dr. Long That Ton, ttlong@hcmiu.edu.vn

Bệ phóng giúp kỹ sư tiếp tục vươn xa

Học chương trình thạc sĩ chất lượng cao với những trải nghiệm quốc tế tại Việt Nam với cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, phương pháp truyền tải kiến thức, kỹ năng… đến từ các trường đại học quốc tế uy tín, đang là xu hướng thay vì phải du học để lấy bằng thạc sĩ ở nước ngoài

Lựa chọn đúng đắn

Theo khảo sát gần đây của Vietnamwork, Careerbuilder, Mywork… cho thấy có đến 80% công ty sẽ “săn chất xám” từ nguồn nhân lực mới sở hữu bằng thạc sĩ có đầu ra chất lượng. Kết quả khảo sát cũng cho biết, mặc dù bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế chung nhưng mức lương dành cho nhân sự có bằng thạc sĩ vẫn cao gấp đôi so với nhân sự chỉ có bằng đại học

Đây là xu hướng chung trên toàn thế giới, và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Điều này góp phần lý giải vì sao chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao (BK-IMP) của trường Đại học Bách Khoa ngày càng thu hút được nhiều học viên đến từ cả trong và ngoài nước đăng ký theo học

Chương trình BK-IMP là bệ phóng cho sự thành công của mỗi học viên

Theo chia sẻ của nhiều học viên, những người có nhu cầu muốn vừa học, vừa tiếp tục công việc của mình, việc học tập trong nước, chương trình hợp tác với các trường đại học quốc tế uy tín của BK-IMP là lựa chọn rất đúng đắn
Chi phí bỏ ra thấp hơn nhiều lần so với lựa chọn du học. Không bị gián đoạn sự nghiệp. Người theo học không cần ra nước ngoài vẫn có thể thụ hưởng chương trình đào tạo chất lượng ngang tầm quốc tế. Điều này thể hiện ở sự kết hợp giữa trường Đại học Bách Khoa với các Đại học đối tác quốc tế uy tín như Yokohama National University, Kyushu University (Nhật Bản), University of South-Eastern Norway (Na Uy), University of Vigo (Tây Ban Nha), cùng nhiều doanh nghiệp, tổ chức, dự án quốc tế như tập đoàn thép JPE (Nhật Bản), Erasmus+ Project N (Liên minh Châu u)
Nằm trong phần thời lượng trải nghiệm quốc tế, BK-IMP có sự tham gia của đội ngũ các giáo sư, tiến sĩ uy tín đến từ Đại học đối tác trực tiếp giảng dạy, cung cấp kiến thức mới nhất về kỹ thuật, công nghệ, khả năng lãnh đạo và quản trị cho học viên, nâng cao được trải nghiệm quốc tế trong môi trường học tập. Bên cạnh đó, học viên BK-IMP còn có cơ hội nhận học bổng, trao đổi học tập, chuyển tiếp du học và làm luận văn thạc sĩ tại ĐH đối tác và các tổ chức quốc tế

Được học với những người thầy lớn

Với chuẩn mực chất lượng, tiên phong giảng dạy tiếng Anh 100% trong suốt quá trình đào tạo, BK-IMP chú trọng giúp học viên lĩnh hội kiến thức mới một cách đầy đủ, hữu ích, cùng kỹ năng làm việc thực tế xuất sắc; đó là kỹ năng kỹ thuật (technical skills), kỹ năng nhân sự (human skills), kỹ năng khái lược hóa (conceptual skills).

Các môn học được BK-IMP thiết kế linh hoạt, đa dạng có sự rà soát và thay đổi định kỳ cho phù hợp với xu hướng và điều kiện thực tiễn của học viên. Đặc biệc, học viên được kết nối với cộng đồng học viên và cựu học viên, để cùng chia sẻ và mở ra nhiều cơ hội hợp tác thông qua các hoạt động cộng đồng.

Ngoài ra, BK-IMP còn được đón nhận bởi tính khoa học, cập nhật các xu hướng học tập mới trên thế giới, ưu tiên kết hợp hài hòa giữa lý thuyết với kinh nghiệm thực tế; sự nhiệt tâm của đội ngũ giảng viên trong nước gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đã qua tu nghiệp ở các trường Đại học danh tiếng trên thế giới cùng chuẩn mực của môi trường học thuật và sự đa dạng trong các hoạt động hỗ trợ học viên học tập và nghiên cứu.

Theo TS. Đặng Đăng Tùng – Trưởng Văn phòng Đào tạo Quốc tế: “Chương trình đào tạo thạc sĩ chất lượng cao của Đại học Bách Khoa TPHCM sẽ tạo tất cả mọi điều kiện để học viên được học với những người thầy lớn, hòa vào môi trường thực tiễn. Theo đó, học viên có cơ hội được giao lưu với các khách mời uy tín, tham vấn cùng với nhiều doanh nhân thành đạt, nhận được những chỉ dẫn và chia sẻ hữu ích từ họ. Đây sẽ là bệ phóng cho sự nghiệp thành công của học viên trong tương lai

Ưu điểm vượt trội của chương trình

  • Nhận bằng Thạc sĩ chất lượng ngang tầm quốc tế;
  • Đội ngũ giảng viên gồm các giáo sư, tiến sĩ uy tín trong nước và quốc tế giàu kinh nghiệm;
  • Ngôn ngữ giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh 100%;
  • Tính ứng dụng thực tiễn trong công việc cao;
  • Chi phí hợp lý, tiết kiệm cho người học;
  • Chất lượng chương trình đáp ứng tốt yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp trong và ngoài nước

5 chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ Chất lượng cao (BK-IMP):

  • Quản lý Xây dựng
  • Kỹ thuật Dầu khí
  • Khoa học Máy tính – chuyên ngành An ninh mạng
  • Kỹ thuật Viễn thông
  • Quản trị Kinh doanh hướng Sáng nghiệp và Đổi mới

Thông tin và nộp hồ sơ ứng tuyển chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao – trường ĐH Bách Khoa TẠI ĐÂY
Địa chỉ: P.306 tòa nhà A4, Trường ĐH Bách Khoa – 268 Lý Thường Kiệt, P14, Quận 10
Điện thoại: 03.3264.3264 (hotline, Zalo) – (028) 7300.4183

Vì sao kỹ sư nên học Thạc sĩ sau 3 – 5 năm làm việc?

Ngày nay, xu hướng các tân kỹ sư vừa mới tốt nghiệp học thẳng lên hệ thạc sĩ ngày càng phổ biến. Thế nhưng, lựa chọn học thạc sĩ sau khi tích lũy kinh nghiệm làm việc sẽ giúp ứng viên hoạch định cụ thể hướng đi trong tương lai. Cùng Bách Khoa – IMP phân tích những lợi thế khi kỹ sư học thạc sĩ sau 3 – 5 năm làm việc.

Trang bị và nâng cao kiến thức quản lý

Khi đã có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm, các kỹ sư thường được cân nhắc cho các vị trí như team leader hay manager – những vai trò cần kỹ năng lãnh đạo. Thông thường, các ứng viên sẽ tham gia chương trình MBA để bổ sung những kiến thức về quản trị. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, họ có nhiều hơn một sự lựa chọn. Các chương trình thạc sĩ kỹ thuật được ra đời với mục tiêu trang bị kiến thức chuyên ngành chuyên sâu và tích hợp thêm các môn học về quản trị, lãnh đạo… Bằng việc tham gia những chương trình Thạc sĩ này, các kỹ sư không chỉ khai thác tối đa khả năng chuyên môn mà còn thêm vững vàng cho vị trí quan trọng sắp tới.

Phát triển mạng lưới mối quan hệ

Theo Andrew Carnegie – ông vua thép của Mỹ: “Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội”. Do đó, việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ là hết sức quan trọng. Trong môi trường học thạc sĩ, bên cạnh việc tích lũy kiến thức, học viên còn có thể kết nối những mối quan hệ quý giá hỗ trợ cho công việc và cuộc sống. Với tỷ lệ lớp nhỏ, chỉ từ 10 – 15 học viên đến từ nhiều ngành nghề và vị trí như lớp học Thạc sĩ của BK – IMP, mức độ tương tác trở nên cao và sâu hơn, các kỹ sư có thể dễ dàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và trao đổi văn hóa đối với các học viên đến từ ngoài. Từ đó, sự kết nối giữa những người  cùng quan tâm trong một lĩnh vực chuyên sâu được hình thành và tiếp tục phát triển trong tương lai.

Phát triển bản thân, thăng tiến trong sự nghiệp

Một khi đã có cam kết và quyết tâm cao, bất kỳ ai cũng muốn hoàn tất chương trình với kết quả nổi bật. Điều này không hề đơn giản với kỹ sư đã ra trường vài năm, vì họ cần thời gian để thích nghi với nhịp độ học tập cũng như cân đối giữa việc vừa học vừa làm. Tuy nhiên, nếu có thể quản lý thời gian chặt chẽ và sắp xếp công việc hợp lý, ứng viên sẽ thực sự nâng cao chuyên môn và kỹ năng làm việc, đồng thời cho thấy khả năng vượt qua áp lực cũng như tư duy làm việc logic. Qua đó, họ vừa ghi điểm trong mắt lãnh đạo, vừa khiến bản thân nổi bật hơn so với các đồng nghiệp, đồng thời tự mở ra cho mình nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Bên cạnh các yếu tố trên, tấm bằng thạc sĩ kỹ thuật còn mang đến cho các kỹ sư cơ hội thử sức với những vị trí mới. Sau thời gian được đào tạo kỹ năng chuyên sâu, ứng viên có thể chuyển đổi vị trí sang làm tư vấn chuyên môn hoặc cộng tác viên tư vấn, nhất là vị trí tư vấn cho các công ty nước ngoài vừa mới đầu quân vào Việt Nam – cần nguồn nhân lực vững chuyên môn và thấu hiểu thị trường. Không chỉ vậy, nhiều thạc sĩ kỹ thuật sau khi tốt nghiệp còn lựa chọn startup là hướng đi mới để phát triển sự nghiệp.

Kinh nghiệm làm việc đa dạng

Học thạc sĩ không phải là quyết định dễ dàng. Quay trở lại giảng đường sau một quãng thời gian khá dài, các ứng viên chắc hẳn đã phải cân nhắc kỹ lưỡng và xác định mục tiêu cụ thể cho tương lai. Khác với đa số những sinh viên học thẳng lên thạc sĩ sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư đã có kinh nghiệm làm việc sẽ có cái nhìn vừa bao quát vừa cụ thể về nội dung công việc trong thực tế. Từ đó, họ thực sự hiểu mình muốn gì và cần phải làm gì, phải lựa chọn chương trình đào tạo thế nào để phù hợp với nhu cầu và hướng phát triển của bản thân. Đồng thời, các ứng viên này cũng có quyết tâm và động lực cao hơn, nhiều cam kết hơn trong việc hoàn thành khóa học.

BK-IMP là sự kết hợp giữa trường Đại học Bách Khoa với các đại học đối tác quốc tế uy tín từ Tây Ban Nha, Úc, Nhật Bản, Na Uy. Bên cạnh lựa chọn học tập trong nước để nhận bằng thạc sĩ do trường Đại học Bách Khoa cấp, học viên BK-IMP có cơ hội nhận học bổng, thực tập tại nước ngoài, chuyển tiếp du học làm luận văn thạc sĩ, tham gia chương trình thạc sĩ bằng đôi tại ĐH đối tác và các tổ chức quốc tế.
Chương trình phù hợp cho ứng viên có mong muốn nâng cao chuyên môn, khả năng lãnh đạo & quản lý, tiếp cận tư duy đổi mới, công nghệ hiện đại.
Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK – IMP tuyển sinh khóa 2020 – 2022 cho năm ngành: Quản lý Xây dựng, Kỹ thuật Dầu khí, Kỹ thuật Viễn thông, Khoa học Máy tính, Quản trị Kinh doanh hướng Sáng nghiệp và Đổi mới.

Thông tin tư vấn:
– Phòng 306 nhà A4 (lầu 3), trường ĐH Bách Khoa, 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10
– Điện thoại: +84 28 7300 4183 | +84 3 3264 3264 (gặp Ms. Như)
– Facebook: Bách Khoa International Study Programs

BÁCH KHOA – IMP

Trường ĐH Bách Khoa tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao khóa II/2020-2022

Trường ĐH Bách Khoa tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao khóa II/2020-2022

Đây là chương trình đào tạo Thạc sĩ Chất lượng cao khối ngành kỹ thuật và quản trị được giảng dạy 100% tiếng Anh đầu tiên và duy nhất tại VN do một trường đại học Việt Nam cấp bằng, mang đến trải nghiệm quốc tế khác biệt cho người học.

Tính đến 2020, toàn hệ thống Đại học Quốc gia TP.HCM có 126 chương trình đào tạo Sau ĐH. Riêng Trường ĐH Bách Khoa chiếm đến 44 chương trình. Đặc biệt, trong số đó, có 5 chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao mà Bách Khoa (Bách Khoa – International Master Program/ BK-IMP) tự hào là đơn vị được ĐHQG TP.HCM chọn làm đơn vị tiên phong vận hành:

Sau một năm triển khai, BK-IMP đã thu hút nhiều học viên trong nước và quốc tế (Indonesia, Philippines, Myanmar) theo học. Hầu hết học viên là các kỹ sư giàu kinh nghiệm đến từ các công ty đa quốc gia ở trong và ngoài nước, muốn nâng cao vị thế ở vai trò quản lý. Một số khác là sinh viên Bách Khoa chương trình Chất lượng cao (bậc ĐH) vừa tốt nghiệp, tiếp tục chọn học BK-IMP để nâng cao nền tảng kỹ thuật lên tầm mới và lĩnh hội kiến thức quản trị bài bản, có định hướng phát triển sự nghiệp trong môi trường quốc tế.BK-IMP_HCMUT_Livestream-tu-van-tuyen-sinh-chuong-trinh-thac-si-chat-luong-cao-2020

Học viên trong nước và quốc tế cùng các giáo sư, giảng viên Bách Khoa tại Lễ Khai giảng BK-IMP, khóa I/2019-2021.

Bên cạnh ưu thế đào sâu kiến thức chuyên môn và ứng dụng thực tiễn bằng ngôn ngữ tiếng Anh, BK-IMP còn bổ sung các kỹ năng kỹ thuật (technical skills), kỹ năng nhân sự (human skills), kỹ năng khái lược hóa (conceptual skills) – ba kỹ năng thiết yếu đối với các nhà lãnh đạo cấp cao hiện đại.

Chương trình đào tạo của BK-IMP là sự kết hợp giữa Trường ĐH Bách Khoa với các ĐH đối tác quốc tế uy tín như Yokohama National University, Kyushu University (Nhật Bản), University of South-Eastern Norway (Na Uy), University of Vigo (Tây Ban Nha), cùng nhiều doanh nghiệp, tổ chức, dự án quốc tế như Tập đoàn thép JPE (Nhật Bản), Erasmus+ Project N (Liên minh Châu Âu). Ngoài lựa chọn học tập trong nước để nhận bằng thạc sĩ do Bách Khoa cấp, học viên BK-IMP có cơ hội nhận học bổng, trao đổi học tập, thực tập hè, tham gia các khóa huấn luyện nghề nghiệp, chuyển tiếp du học làm luận văn thạc sĩ, tham gia chương trình thạc sĩ bằng đôi tại ĐH đối tác và các tổ chức quốc tế.

Đội ngũ giảng viên là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của Trường ĐH Bách Khoa đã qua tu nghiệp ở các ĐH tiên tiến trên thế giới, có kinh nghiệm giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, BK-IMP còn có sự tham gia giảng dạy của các giáo sư đến từ ĐH đối tác, nhằm cung cấp kiến thức mới nhất về kỹ thuật, công nghệ cho học viên, nâng cao tính quốc tế trong môi trường học tập.

BK-IMP tổ chức chuỗi tư vấn trực tuyến theo từng nhóm ngành tương quan nhằm cung cấp thông tin chi tiết về chương trình đào tạo, điều kiện đầu vào, học phí – học bổng, dịch vụ hỗ trợ, cơ hội thực tập – chuyển tiếp làm luận văn… cho các ứng viên quan tâm và muốn dự tuyển khóa II/2020-2022.

Lịch phát sóng

  • Kỳ 1, 10g – 11g thứ Bảy 28/3: Kỹ thuật Viễn thông, Khoa học Máy tính
  • Kỳ 2: 10g – 11g thứ Bảy ngày 09/05: Kỹ thuật Dầu khí, Quản lý Xây dựng
  • Kỳ 3: 10g – 11g thứ Bảy 16/05: Quản trị Kinh doanh – hướng Sáng nghiệp và Đổi mới
  • Kỳ 4: 10g – 11g thứ Bảy 23/05: Chương trình MBA-MCI (Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh – chuyên ngành Tư vấn Quản trị, Khởi nghiệp & Đổi mới Sáng tạo

Kênh phát sóng

  • Homepage BK-IMP: imp.hcmut.edu.vn
  • Fanpage BK-IMP: fb.com/internationalmasterprograms
  • Fanpage OISP: fb.com/bkquocte
  • YouTube OISP: youtube.com/bkoisp

Thông tin liên hệ

Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao (BK-IMP)
Trường ĐH Bách Khoa – Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP)
ⓐ Kiosk OISP, Trường ĐHBK, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10
ⓟ (028) 7300.4183 – 03.3264.3264
ⓔ info@imp.edu.vn

5 chiến lược để trở thành chuyên gia giải quyết vấn đề

Trong xã hội đầy thách thức, con người ngày càng quen với việc giải quyết các vấn đề nhỏ xung quanh. Do đó, những người nhạy bén sẽ dễ dàng gặt hái được thành công hơn. Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt cũng sẽ khiến bạn vượt trội hơn những đồng nghiệp của mình.

Chúng ta thường được giao nhiệm vụ dưới dạng “giải quyết tình huống”. Cho dù bạn đang phải giải quyết vấn đề của khách hàng hay của chính mình thì việc bạn sở hữu trong tay kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn xử lý công việc một cách toàn diện.Ví dụ, khi nói về vai trò của một nhà quản lý, thì người đó có trách nhiệm giải quyết các vấn đề kinh doanh với một nguồn lực phù hợp. Lúc đó, người quản lý cần sự tự tin để hoàn thành tốt công việc của mình, và sự tự tin đó chỉ có thể được tích lũy khi bạn sở hữu khả  năng giải quyết vấn đề, bởi đó là một khuôn mẫu để xử lý những thách thức một cách nhanh chóng và chính xác. Khi có được càng nhiều kinh nghiệm giải quyết vấn đề, bạn sẽ càng phát triển những kỹ năng của bản thân cũng như có những bước tiến trong việc hoạch định chiến lược làm việc. Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu những tố chất cần thiết để trở thành chuyên gia trong việc này.

4 bước giải quyết vấn đề

  • Nhận diện vấn đề
  • Brainstorming
  • Lựa chọn chiến lược tốt nhất
  • Triển khai giải pháp

5 kỹ thuật giải quyết vấn đề thông dụng

  • Liệt kê những trở ngại khó khăn
  • Tìm kiếm những cơ hội vàng
  • Áp dụng kỹ thuật lật ngược vấn đề
  • Luôn lắng nghe
  • Quan sát vấn đề một cách khách quan

3 trở ngại thường gặp

  • Thông tin sai lệch
  • Định kiến
  • Áp dụng một cách máy móc

4 bước giải quyết vấn đề

4 bước giải quyết vấn đề

Nhận diện vấn đề

Bước đầu tiên cần xác định xem đó là vấn đề gì. Chỉ khi bạn xác định được vấn đề mà bạn đang đối mặt, bạn mới có thể tìm ra được điểm mấu chốt để giải quyết và dễ dàng hơn trong việc tìm ra những gì đang đi sai hướng. Bạn có thể bắt đầu bằng việc mổ xẻ các phần chính của vấn đề. Việc tiếp cận từng chi tiết rất quan trọng. Đồng thời, hãy xem xét các giả định, dữ liệu và giả thuyết. Hãy đặt những câu hỏi đúng đắn để làm vấn đề sáng tỏ. Chẳng hạn, người ta thường nghĩ khi hiếu hiệu suất làm việc của nhân viên không tốt, đó là do lỗi của nhân viên đó.Tuy vậy, nếu thận trọng xem xét mọi khía cạnh, bạn có thể thấy việc thiếu đào tạo nhân viên hay khối lượng công việc quá tải mới là những vấn đề thực sự.

Brainstorming

Đây là giai đoạn giải quyết vấn đề phổ biến, được xem là một trong những cách hiệu quả nhất mà các nhà lãnh đạo trên thế giới sử dụng. Khi bạn chưa thể liệt kê các bước tiếp theo để xử lý tình huống, hãy động não. Bạn có thể tự thực hiện hoặc hoạt động nhóm để cùng nhau tìm ra N giải pháp, sau đó lựa chọn giải pháp thích hợp nhất cho từng vấn đề. Việc liệt kê những giải pháp để xử lý các tình huống phức tạp còn làm tăng óc sáng tạo và tối ưu hóa quá trình suy nghĩ.

Lựa chọn chiến lược

Một khi bạn đã hoàn thành việc xem xét vấn đề và rút ra được một số phương pháp để giải quyết, đó là lúc cần phải đưa ra quyết định. Điều quan trọng là phải cân nhắc thật kỹ giữa những “phương án”  để có thể chọn ra giải pháp tối ưu nhất có lợi cho các bên. Những ai hạn chế bản thân trong việc sử dụng một phương pháp xử lý duy nhất sẽ không thể nào trở thành một chuyên gia giải quyết vấn đề, do đó, sự linh hoạt khi lựa chọn giữa những phương án là rất cần thiết. Một khi bạn đã “chốt” được nước đi của mình, bạn có thể tiến tới bước cuối cùng.

Triển khai giải pháp

Việc triển khai và thực hiện giải pháp tiềm năng cũng đóng vai trò quan trọng. Đôi khi, bạn sẽ phải thay đổi mô hình kinh doanh của công ty sao cho kế hoạch hành động được tất cả mọi người nhất trí. Nếu không, sự thay đổi có thể mang hiệu ứng ngược lại. Bạn phải hiểu rằng việc áp dụng đúng giải pháp chính là chìa khóa mấu chốt để tăng năng suất của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.

5 kỹ thuật giải quyết vấn đề thông dụng

Xác định những chướng ngại khó khăn

Mọi thứ sẽ bắt đầu khi bạn lật mở và khám phá các giả thuyết của một sự việc. Trong thực tế, các vấn đề hiếm khi xảy ra một cách độc lập, vậy nên những chuyên gia thường sẽ có cái nhìn chi tiết đến những vấn đề liên quan. Không chỉ vậy, họ còn ghi lại tất cả những yếu tố tiềm năng trong các cách giải quyết được đề xuất. Khi bạn liệt kê mọi trở ngại, bạn đã giới hạn những khả năng xấu có thể xảy ra.

Tìm kiếm cơ hội vàng

Cơ hội luôn xuất hiện quanh ta. Bạn nên hiểu rằng, những người giải quyết vấn đề hiệu quả cũng là những kẻ rất biết nắm bắt cơ hội “vàng”. Vì thế, bạn hãy xem xét và đánh giá các yếu tố bên ngoài một cách thận trọng, đừng để vụt mất cơ hội trong tầm tay. Vấn đề mà bạn đang gặp phải tưởng chừng sẽ khó xử lý, nhưng nếu thay đổi quan điểm và cách nhìn nhận của mình, bạn có thể tìm thấy những cách “mở khóa” dễ dàng hơn. Biết đâu trong quá trình tìm kiếm, bạn lại khám phá ra một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới và thú vị.

Kỹ thuật lật ngược vấn đề

Kỹ thuật này liên quan đến việc phân tích những nguyên nhân khiến vấn đề xảy ra. Ví dụ, một sản phẩm đã bị lỗi có thể được phân tích nhỏ thành từng phần bằng cách đi ngược lại từ lúc nguyên liệu còn trong silo cho đến khi hình thành.Theo cách tương tự, chúng ta có thể dùng kỹ thuật Reverse Engineer này để lật ngược các vấn đề phải đối mặt hàng ngày. Hãy bắt đầu dặt những câu hỏi và tìm ra các câu trả lời về nguyên nhân, hoàn cảnh và các nhân tố tác động lên vấn đề đó.

Luôn lắng nghe

Hãy cởi mở tiếp nhận các luồng ý kiến khác nhau. Sẽ có trường hợp mà vấn đề và thực tế khá khác với điều mà bạn nghĩ. Bên cạnh đó, việc giải pháp tốt nhất có thể không giải quyết được thách thức mà còn đưa công ty của bạn rẽ sang đường khác cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Vì thế, lời khuyên thêm cho bạn là luôn mạnh dạn khám phá các góc độ khác nhau của cùng một vấn đề và lắng nghe ý kiến của mọi người.

Đánh giá mọi thứ một cách khách quan

Khi bị mắc kẹt trong một vấn đề, tâm trí của chúng ta thường có xu hướng rơi vào bế tắc.Trong trường hợp đó, bạn nên chia sẻ vấn đề của mình với một người khác. Như vậy, bạn không chỉ có một cái nhìn mới hoàn toàn về vấn đề của mình mà còn có thể khám phá ra được những điều mình không ngờ tới. Do đó, hãy tôn trọng các quan điểm khác biệt và đừng chần chừ khi tìm kiếm sự giúp đỡ.

Những trở ngại có thể gặp khi giải quyết vấn đề

Tất nhiên, nghệ thuật giải quyết vấn đề cũng sẽ có những sai sót. Có thể có một số các trở ngại sẽ ngăn bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả, có thể kể đến là thông tin không liên quan, đưa ra giả định sai hoặc áp dung một cách máy móc.

Thông tin sai lệch

Khi bạn bắt đầu giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ rằng liệu thông tin bạn đang nhận có đáng tin cậy hay không. Nếu bạn sử dụng những thông tin không phù hợp, những giải pháp sai sẽ được tạo ra. Vấn đề càng phức tạp thì thông tin càng dễ bị nhầm lẫn khiến lựa chọn sai lầm.

Định kiến

Đây là một trở ngại hình thành từ các giải pháp đã được dùng đi dùng lại trong quá khứ. Khi chúng ta giới hạn chính mình trong những giải pháp đã được áp dụng, bộ não sẽ trở nên kém linh hoạt.

Áp dụng một cách máy móc

Việc áp dụng chức năng một cách máy móc có thể ngăn cản bạn khám phá những giải pháp sáng tạo khác, cũng như hạn chế bạn tiếp nhận thông tin và lời khuyên từ những đồng nghiệp.

Theo slidemodel.