Trường Đại học Bách khoa chính thức khởi động Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo “Bach Khoa Innovation lần VI năm 2023”. Cuộc thi có sự đồng hành của Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM, dành cho tất cả học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố và các tỉnh thành lân cận.
Bach Khoa Innovation là không gian sáng tạo có sự kết hợp giữa khoa học, công nghệ với mô hình kinh doanh thực tiễn, giúp các bạn trẻ có cơ hội hiện thực hóa những ý tưởng khởi nghiệp của mình và giải quyết các vấn đề kỹ thuật của doanh nghiệp, xã hội. Thông qua đó, Nhà trường từng bước lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, tiên phong đổi mới cho đông đảo học sinh, sinh viên, học viên hướng người trẻ tham gia vào công cuộc đổi mới sáng tạo chung của thành phố.
Trải qua 5 năm hoạt động kể từ 2018, Bach Khoa Innovation đã thu hút 280 đội với khoảng 1000 sinh viên đến từ 15 Trường Đại học trên toàn Thành phố. Bên cạnh đó, khoảng 20 doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng liên tục đồng hành cùng cuộc thi nhằm hỗ trợ nguồn lực ươm mầm tài năng trẻ.
Cuộc thi Bach khoa Innovation lần VI năm 2023 sẽ diễn ra từ 4/3/2023 đến 09/7/2023, vòng sơ tuyển từ 4/3-25/3.
Vào Chủ nhật, ngày 5/3 vừa qua, Chương trình Thạc sĩ Quốc tế BK-IMP đã phát sóng trực tiếp Buổi tư vấn tuyển sinh Info Session 2023 nhằm mục đích đem đến các bạn quan tâm một góc nhìn rõ hơn về xu hướng tuyển dụng trong cơn bão biến đổi kinh tế của năm 2023. Buổi tư vấn đã thu hút đông đảo lượt quan tâm từ các bạn ứng viên.
Tại buổi tư vấn, các bạn ứng viên cũng đã nhận được rất nhiều thông tin về Chương trình Thạc sĩ Quốc tế BK-IMP cũng như các điều kiện tuyển sinh và các ưu đãi, học bổng tài năng của chương trình.
Đồng thời, các bạn khán giả rất tích cực đặt ra nhiều câu hỏi xuyên suốt buổi tư vấn. Dưới đây là video quay lại quá trình tư vấn trực tuyến trong đó có một số câu hỏi nổi bật đã được các diễn giả giải đáp tận tình.
Từ ngày 8-10/3/2023, đoàn công tác của Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM do PGS.TS. Nguyễn Danh Thảo – Phó Hiệu trưởng dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc với một số trường đại học và doanh nghiệp tại Nhật Bản.
Mục đích của chuyến công tác nhằm trao đổi cụ thể việc triển khai các hoạt động tiếp nối của Chương trình Giáo dục hợp tác “Collaborative Education Program (CEP)” trong dự án AUN/SEED-Net cùng các đối tác trong chương trình, gồm Yokohama National University và JFE Steel Corporation. Tại đây, các bên đã cùng nhau thảo luận và đề xuất các hoạt động tiếp nối từ thành công của chương trình CEP cũng như các ý tưởng khác nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác bền vững giữa các bên.
Trong buổi làm việc cùng Yokohama National University, hai bên đã trao đổi về cách thức triển khai chương trình đào tạo bằng đôi (double degree) dựa trên thỏa thuận đã ký kết. Theo đó, hai trường sẽ tiến hành rà soát các môn học trong chương trình đào tạo để thống nhất trong việc thực hiện theo cam kết. Về phía JFE Steel Corporation, tập đoàn đã đánh giá cao các kết quả đạt được từ chương trình CEP và mong muốn tiếp tục được hợp tác cùng Trường Đại học Bách khoa thông qua việc triển khai thêm nhiều chương trình hỗ trợ cho sinh viên và giảng viên như thực tập, nghiên cứu, tổ chức các bài giảng cho sinh viên…
Nhân dịp trong chuyến công tác lần này, đoàn cũng đã đến thăm và làm việc cùng Shibaura Institute of Technology và Tokyo City University. Trong đó, Shibaura Institute of Technology đã xác định Trường Đại học Bách khoa là một trong những đối tác chiến lược. Vì vậy, cả hai bên đều cam kết sẽ hỗ trợ tích cực trong việc mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác cụ thể trong tương lai. Hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề liên quan trong mạng lưới SEATUC, GTI nhằm thúc đẩy hơn nữa các hoạt động nâng cao vai trò, hình ảnh của hai trường. Trong cuộc họp tại Tokyo City University, đại diện đôi bên đã trao đổi khả năng tiến đến ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm tạo tiền đề cho việc triển khai các hoạt động trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Trong khuôn khổ dự án NORPART (PaproNoVi) do chính phủ Na Uy tài trợ, Trường ĐH Bách Khoa trân trọng thông báo về chương trình trao đổi tại The University of South-Eastern Norway, Na Uy (USN) như sau:
I. CHƯƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI BẬC THẠC SỸ
Điều kiện dự tuyển: Học viên đang học chương trình thạc sỹ tại Trường Đại học Bách khoa, có thể chọn được các môn học phù hợp tại USN.
Thời gian trao đổi:Dự kiến, học viên bắt đầu đi trao đổi tại USN vào học kỳ mùa Thu từ 14/08 – 19/12/2023.
Giá trị học bổng: Chi phí đi lại + visa + sinh hoạt phí 11 700 NOK/tháng
Hồ sơ dự tuyển gồm có:
Letter of motivation (Thư viết bằng tiếng Anh, ghi rõ mong muốn học chương trình nào, vì sao ứng viên xứng đáng được chọn …)
Bảng điểm: nếu đang học năm nhất thạc sĩ thì nộp bảng điểm đại học; nếu đang học năm 2 thạc sĩ thì cần nộp bảng điểm năm nhất cao học và bằng đại học.
Ngoài các môn học nêu trên, học viên có thể có cơ hội chọn thêm nhiều môn học khác. Vui lòng liên hệ PGS. Tạ Quốc Bảo qua email (Bao.Ta@usn.no) để được tư vấn thêm.
II. CHƯƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI BẬC TIẾN SỸ
Điều kiện dự tuyển: Nghiên cứu sinh đang theo học chương trình tiến sỹ tại Trường Đại học Bách khoa, có thể đề xuất kế hoạch nghiên cứu phù hợp tại USN.
Thời gian trao đổi: tối đa 06 tháng
Giá trị học bổng: 73.000 NOK /6 tháng + chi phí đi lại + visa
Hồ sơ dự tuyển gồm có:
Sơ yếu lý lịch (Academic CV)
Danh sách công bố khoa học
File PDF liệt kê bài công bố khoa học, nếu có (maximum chỉ gửi 5 công trình tiêu biểu)
Motivation Letter và Working Plan (Trình bày rõ kế hoạch làm việc cho chuyến trao đổi tại USN, đề xuất nội dung làm việc như thế nào, vì sao,…). Viết ngắn gọn tối đa trong 1 trang A4.