Trong tháng 1/2023 và tháng 2/2023 vừa qua, các bạn học viên Chương trình Thạc sĩ Quốc tế BK-IMP ngành Khoa học Máy tính khóa 2021, ngành Khoa học Máy tính khóa 2022, ngành Quản trị Kinh doanh khóa 2021 & khóa 2022 và ngành Quản lý Xây dựng khóa 2021 đã hoàn thành các bài thi cuối kỳ của học kỳ 221 đối với một số môn học.
Học viên ngành Khoa học Máy tính Khóa 2021 tham gia thi cuối học kỳ 221
Học viên ngành Khoa học Máy tính Khóa 2022 tham gia thi cuối học kỳ 221Học viên ngành Quản trị Kinh doanh Khóa 2021 và Khóa 2022 tham gia thi cuối học kỳ 221
Lễ Tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 2020 sẽ được tổ chức như sau:
– Thời gian: 9:00 – 10:30 ngày 17/12/2022
– Địa điểm: Hội trường B4, Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP. HCM (268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh)
– Khách tham dự: Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế, các giảng viên và học viên chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP.
Kính mời quý thầy cô và các bạn học viên tham dự buổi Lễ Tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 2020./.
Ngày 9/10 vừa qua, Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP đã tổ chức buổi lễ Khai giảng chào đón tân học viên khóa 2022 cùng với sự góp mặt của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế, các Thầy cô Trưởng Khoa, các giảng viên và đông đảo các bạn học viên BK-IMP.
[BK-IMP] Lễ Khai giảng Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP khóa 2022
Mở đầu chương trình là phần tuyên bố lý do của buổi lễ.
Tiếp theo là phần trình diễn văn nghệ đặc sắc từ các bạn đến từ Bach Khoa Music Club. Các tiết mục của các bạn đã mang lại không khí sôi động cho sự kiện.
Sau các tiết mục văn nghệ là nghi thức chào cờ.
Tiếp theo, đại diện Ban Giám hiệu nhà trường, PGS. TS. Mai Thanh Phong – hiệu trưởng nhà trường đã có một bài phát biểu chào mừng năm học mới. Trong bài phát biểu, Thầy cũng đề cập rằng Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM sắp kỷ niệm 65 năm thành lập và phát triển. Trong 65 năm vừa qua, Trường Đại học Bách Khoa là đơn vị tiên phong trong việc giáo dục, đào tạo khoa học – kỹ thuật và chuyển giao công nghệ tại miền Nam Việt Nam. Hiện nay, Trường Đại học Bách Khoa đang chú trọng về quốc tế hóa giáo dục đại học và đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ quốc tế. Đó là lý do Văn phòng Đào tạo Quốc tế OISP được thành lập và đầu tư phát triển với những chương trình đào tạo chất lượng chuẩn quốc tế. Trong đó, Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP luôn nhận được sự quan tâm và chú trọng từ nhà trường. Chương trình học của BK-IMP có chất lượng đào tạo vượt bậc và luôn cập nhật xu hướng kỹ thuật, công nghệ, khởi nghiệp mới nhất trên thế giới cho các bạn học viên.
Tiếp theo là bài phát biểu chủ đề năm học mới và truyền cảm hứng đến các bạn học viên từ Tiến sĩ Đặng Đăng Tùng – Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế. Với mong muốn khuyến khích các học viên trau dồi tinh thần đổi mới, khả năng sáng tạo, chủ đề năm học mới của Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP là “Sparking Innovation”. Tinh thần sáng tạo sẽ tạo cho chúng ta vị thế chủ động và quyết định trong mọi tình huống. Nó giúp chúng ta thích nghi nhanh hơn với những sự thay đổi bất ngờ của thời đại. Không chỉ là thích nghi, tư duy không ngừng đổi mới thậm chí giúp chúng ta cải thiện cuộc sống, đánh bại thách thức khó khăn, cũng như biến những điều bất lợi thành lợi thế của bản thân. Đặt trong bối cảnh quốc tế hóa, xã hội chúng ta luôn đòi hỏi sự đổi mới để trở thành những cá nhân xuất sắc có những cống hiến vượt bậc cho cuộc sống. Đến với BK-IMP, các bạn học viên không chỉ được trau dồi hành trang tri thức vững chãi mà còn được phát triển trong môi trường năng động, thúc đẩy tinh thần không ngại thay đổi của các bạn.
Tiếp theo là bài phát biểu của cựu học viên BK-IMP, chị Phạm Ngọc Liên – học viên khóa 2020 ngành Quản lý Xây dựng. Qua bài phát biểu của mình, chị đã đề cập tới những cơ hội và trải nghiệm Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP đã mang lại. Cụ thể như được học tập cùng các giảng viên giàu kinh nghiệm và nhận được sự hỗ trợ hết mình từ các cán bộ nhân viên của BK-IMP. Tấm bằng thạc sĩ BK-IMP đã mở ra nhiều cơ hội trên con đường phát triển sự nghiệp của chị. Chị gửi lời chúc tốt đẹp nhất cho các bạn học viên trên hành trình sắp tới của mình. Bìa phát biểu của chị đã tạo động lực cho các bạn học viên khóa 2022.
Sau đó, ban tổ chức đã giới thiệu các bạn tân học viên đã xuất sắc đậu tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao khóa 2022 qua một video ngắn. Đồng thời, qua video này, BK-IMP cũng đã giúp các bạn học viên hiểu rõ hơn về môi trường học tập tại BK-IMP. Cuối video, BK-IMP đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất dành cho các bạn.
Tiếp theo là phần vinh danh và trao học bổng cho các bạn tân học viên có thành tích nổi bật trong kỳ tuyển sinh khóa 2022. Các bạn học viên đạt được học bổng bao gồm:
Học bổng 75%: Tăng Quốc Thái, ngành Khoa học máy tính
Học bổng 50%: Lê Nguyễn Phan Long, ngành Khoa học máy tính
Học bổng 25%: Lê Thanh Huy ngành Khoa học máy tính và Trần Tấn Phú, ngành Quản lý xây dựng
Tiếp theo là phần phát biểu của đại diện cho học viên khóa 2022 – bạn Davion Hinds. Bạn đã phát biểu về lý do bạn chọn học thạc sĩ tại BK-IMP là để phát triển bản thân trên con đường học thuật và bạn yêu môi trường sống tại TP. HCM. Bạn cũng đưa ra nhiều lời động viên đến các bạn tân sinh viên hãy tin vào bản thân và cố gắng say mê học tập để phát triển trong tương lai.
Kết thúc phần lễ, PGS. TS. Trương Quang Vinh – Phó Giám đốc văn phòng Đào tạo Quốc tế đại diện cho BK-IMP tặng hoa cho các Thầy Cô và cùng chụp những tấm ảnh lưu niệm.
Sau phần teabreak là phần Orientation được dẫn dắt bởi PGS. TS. Trương Quang Vinh – Phó Giám đốc văn phòng Đào tạo Quốc tế. Thầy Vinh đã giúp các bạn tân học viên hiểu rõ hơn về quy trình học tập tại BK-IMP đồng thời giới thiệu đội ngũ hỗ trợ các bạn học viên trong quá trình học. Tiếp theo, BK-IMP đã tổ chức một quiz game nhỏ để khuấy động không khí cũng như giúp các bạn ghi nhớ hơn những lưu ý quan trọng.
Kết thúc phần Orientation, BK-IMP đã trao tặng các bạn học viên những phần quà ý nghĩa và cùng chụp những tấm ảnh lưu niệm đầu tiên của khóa 2022
Hãy cùng xem lại những khoảnh khắc đáng nhớ của buổi lễ Khai giảng Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP Khóa 2022
Ngày nay, bạn dễ dàng nghe mọi người trao đổi hoặc tìm hiểu về Tư duy thiết kế – Design Thinking và đây cũng là một trong những kỹ năng nền tảng cho bất kỳ ai trong tương lai. Kỹ năng này đã được lãnh đạo của rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Google, Samsung hay Amazon, …. áp dụng và tạo nên những thành công nhất định, góp phần tạo nên vị thế dẫn đầu cho doanh nghiệp của mình. Vậy kỹ năng này là gì mà có thể trở thành kỹ năng của tương lai?
Nhằm giúp cho mọi người có thể có một cái nhìn tổng quát cũng như cách ứng dụng kỹ năng này vào cuộc sống và công việc, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh để đạt được mục tiêu của mình, Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề THÚC ĐẨY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA NHÀ QUẢN LÝ BẰNG TƯ DUY THIẾT KẾ. Buổi hội thảo với sự chia sẻ của PGS.TS. Phạm Quốc Trung – Giảng viên trường Đại học Bách Khoa. Một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về kinh doanh như Quản lý tri thức, Khoa học quản lý ứng dụng, Chuyển đổi số, Quản lý hệ kinh doanh thương mại điện tử…
🌟 Đại diện cho chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP, PGS.TS Trương Quang Vinh cũng là khách mời của buổi hội thảo đã dành thời gian chia sẻ thông tin về ngành Quản trị Kinh doanh của chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK- IMP cũng như những giá trị mà ngành này mang đến cho học viên của mình như môi trường học tập cũng như kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết cho một nhà quản lý trong tương lai. Và buổi hội thảo này chính là một phần của môn học Kỹ năng quản trị nhằm giúp khách mời có thể trải nghiệm được một buổi học của chương trình BK-IMP ngành Quản trị Kinh doanh.
🌟 Nếu như trong khóa học trực tuyến với chủ đề 5 KỸ NĂNG CƠ BẢN DÀNH CHO NHÀ QUẢN TRỊ KỸ THUẬT sẽ giới thiệu và hướng dẫn cách phát triển những kỹ năng cơ bản mà một nhà quản lý, đặc biệt là kỹ sư cần biết như kỹ năng về nhận thức, quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm và tư duy phản biện thì trong buổi hội thảo trực tiếp, PGS.TS. Phạm Quốc Trung cũng dành nhiều thời gian giới thiệu về Tư duy thiết kế trong quản trị cũng như phương thức để nhà quản trị ứng dụng trong doanh nghiệp. Có thể nói Tư duy thiết kế là một phương pháp tư duy khoa học giúp đổi mới sáng tạo, giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của doanh nghiệp. Tư duy thiết kế là năng lực tập thể với mục đích hướng tới đáp ứng nhu cầu người dùng, lấy khách hàng là trung tâm. Phương pháp tư duy này sẽ giúp công ty đề ra giải pháp để giải quyết khó khăn của khách hàng một cách triệt để.
🌟 Chúng ta có thể chia quy trình tư duy thiết kế thành 5 giai đoạn đó là: thấu hiểu, đồng cảm khó khăn của khách hàng; định danh, xác định vấn đề của khách hàng; lên ý tưởng; đưa ra nguyên mẫu và cuối cùng là thử nghiệm, kiểm tra. Ở mỗi giai đoạn, diễn giả đưa ra những ví dụ để khách tham dự có thể hiểu rõ hơn về từng giai đoạn của tư duy thiết kế. Không dừng lại ở đó, diễn giả cũng đưa ra câu đố để khách tham dự có thể tự tin ứng dụng kỹ năng này trong thực tế.
Trong buổi hội thảo, những câu hỏi thú vị đến từ khách tham dự cũng đã được diễn giả giải đáp tận tình. Hy vọng những kiến thức từ khóa học và buổi hội thảo sẽ phần nào trang bị cho khách tham dự đặc biệt là những kỹ sư, những kiến thức và kỹ năng quản lý hữu ích có thể ứng dụng trực tiếp vào công việc hiện tại để thăng tiến trong tương lai.
In response to the rising demand of the industrial engineering fields, a high-quality workforce is always sought-after. Moreover, the qualification requirements that an engineer must fulfill are getting more and more stringent. The requirements are not only professional skills but also foreign language proficiency and administrative skills. An engineer who can comply with all the mentioned requirements can find diverse opportunities during their career.
Administrative skills boosting your career prospects.
Obtaining administrative skills can open up to your further promotion in an organization. Let’s find out more about Robert Katz’s Three-Skill Approach – the set of 3 skills that every engineer must know.
Technical skills
It is an essential skill to accomplish any specific task, in other words, it is called the professional qualifications of an administrator. For example, a construction project administrator needs to acquire a profound understanding about standards of construction quality, technical standards of construction drawing, etc. The higher your position is, the higher professional standards you must achieve. However, professional skills are usually not a problem because seniors gradually achieve their positions, hence building up those skills with working experience.
This is a necessary and vital skill for a grassroots level administrator. The higher your administration position is, the less important your technical skills are because senior administrators are not involved in daily technical tasks anymore, they take part in administrative tasks instead.
Human skills
One of the most important responsibilities of administrators is teamwork, they have to work together with their employees. Skills mentioned here include the understanding of how to work together, motivating and allocating human resources. Human skills are administrators’ talent to connect with others, hence creating a great environment to accomplish tasks together.
Human skills are considered as a great opportunity to be promoted as a administrator. Additionally, those skills affects the efficiency in human allocation, use, administration and individual productivity in the organization. This is the key skill that administrators at any level must achieve.
Conceptual skills
This is the toughest skill to acquire and it plays a vital role to senior administrators. They need to have strategic thinking skills to plan strategical and tactical policies dealing with any threats of the organization.
Senior positions require excellence at conceptual skills which means the vision of administrators at the time must include general objectives for them to know each department’s problem then use systematic thinking to analyze the connections, predict and solve existing problems in the firm.
Those are 3 essential sets of skills for an administrator. Senior administrators will need to acquire more skills of conceptualization. By contrast, technical skills are more in need for administrators at lower levels. And regarding human skills, it is important for everyone to forge it.