Thông báo chiêu sinh lớp chuyển đổi, bổ sung kiến thức năm 2024 – đợt 1

Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM thông báo khai giảng lớp học chuyển đổi bổ sung kiến thức năm 2024 – đợt 1. 

– Đối tượng: Thí sinh tốt nghiệp đại học thuộc các ngành không phải là ngành đúng, ngành gần với ngành dự thi, có nguyện vọng theo học Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP), Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM

– Thời gian đăng ký và nộp hồ sơ: Đến hết ngày 30/4/2024

– Nộp hồ sơ tại Phòng Đào tạo Sau Đại học – P.115, Nhà B3, Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM), 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM (bắt buộc) (tải về hồ sơ theo mẫu tại link https://bkoisp.info/hosocdbsktIMP2024)

– Học phí: 1.500.000đ/tín chỉ

– Dự kiến thời gian khai giảng: Tháng 6/2024

– Danh mục ngành đúng ngành gần xem tại: 

https://pgs.hcmut.edu.vn/…/danh-muc-nganh-dung-nganh-gan.

—-

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP), Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM

 ⓐ Kiosk OISP, Khu B2, Trường ĐH Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM

 Ⓦ www.imp.hcmut.edu.vn

 ⓔ info@imp.edu.vn

 ⓟ (028) 7301.4183 – 03.3366.1414

ĐHQG-HCM TUYỂN DỤNG NHÀ KHOA HỌC VỚI CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ HẤP DẪN

Nhằm hiện thực hóa tầm nhìn phát triển Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hoá Việt Nam, ĐHQG-HCM chính thức tuyển dụng các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành công tác tại ĐHQG-HCM. 

Khởi động cho Chương trình VNU350, sáng nay ngày 28/02/2024, ĐHQG-HCM cũng đã tổ chức Tọa đàm “Chương trình thu hút, giữ chân và phát triển 350 nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành công tác tại Đại học Quốc gia TP.HCM” nhằm thông tin rộng rãi, đầy đủ về Chương trình VNU350 cũng như tạo không gian trao đổi, thảo luận giữa ban lãnh đạo ĐHQG, các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, các nhà khoa học.

Tại tọa đàm, PGS. TS. Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM nhấn mạnh 03 nhân tố quan trọng để thu hút các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành tới làm việc tại ĐHQG-HCM là: (1) không gian tự chủ, sáng tạo hay nói cách khác là sự trao quyền; (2) không gian đóng góp, cống hiến và (3) không gian phát triển và thăng tiến. TS. Lê Thị Anh Trâm – Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ ĐHQG-HCM đã trình bày chi tiết các hạng mục nội dung về Chương trình VNU350.

Trong phần trao đổi, PGS. TS. Mai Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa cũng đã có những chia sẻ về chính sách thu hút, giữ chân và hỗ trợ các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa. Theo đó, Trường Đại học Bách khoa đã triển khai trả lương theo vị trí việc làm; xây dựng các nhóm nghiên cứu; hỗ trợ không gian làm việc, đầu tư trang thiết bị nghiên cứu cơ bản; hỗ trợ thầy/cô trưởng nhóm nghiên cứu tuyển nghiên cứu viên được Nhà trường trả lương,…

✅ĐHQG-HCM đang là đơn vị dẫn đầu cả nước về công bố quốc tế. Tính riêng năm 2023, ĐHQG-HCM đã công bố hơn 2.500 bài báo trong danh mục Scopus. ĐHQG-HCM đang chủ trì nhiều chương trình khoa học công nghệ quốc gia. Trong đợt tuyển đầu tiên của năm 2024, ĐHQG-HCM sẽ tuyển dụng 65 chỉ tiêu cho các đơn vị thành viên và trực thuộc. ĐHQG-HCM đặt mục tiêu trong tương lai sẽ tuyển dụng được 350 nhà khoa học theo Chương trình VNU350.

🔻I. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN ỨNG TUYỂN

– Có trình độ tiến sĩ;

– Có khả năng giảng dạy, nghiên cứu độc lập;

– Có khát vọng, hoài bão, mong muốn đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước và của ĐHQG-HCM.

🔹Nhà khoa học trẻ cần đáp ứng ít nhất 1 trong 4 tiêu chí:

1. Có bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí, hội nghị uy tín;

2. Có bằng phát minh, sáng chế đã được đăng ký thành công;

3. Có sản phẩm khoa học, công nghệ đã được chuyển giao;

4. Có hướng nghiên cứu mới, triển vọng, phù hợp với Chiến lược phát triển ĐHQG-HCM.

🔹Nhà khoa học đầu ngành cần đáp ứng đủ cả 5 tiêu chí:

1. Đứng đầu nhóm nghiên cứu hoặc Trưởng phòng thí nghiệm;

2. Chủ trì đề tài, dự án khoa học – công nghệ;

3. Có công trình công bố trên các tạp chí khoa học uy tín hoặc sở hữu bằng độc quyền phát minh, sáng chế;

4. Có kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh;

5. Có mối quan hệ, hợp tác trong nước và quốc tế (là thành viên của các tổ chức khoa học – công nghệ quốc tế; tham gia tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; biên tập, phản biện bài báo cho các tạp chí quốc tế).

🔻II. CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ

Các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành tham gia Chương trình VNU350 sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ từ ĐHQG-HCM và chính sách hỗ trợ cụ thể của từng đơn vị tuyển dụng.

🔹Nhà khoa học trẻ xuất sắc:

– 02 năm đầu được cấp 01 đề tài nghiên cứu khoa học loại C, kinh phí tối đa 200 triệu đồng;

– Năm thứ 3 được cấp 01 đề tài loại B, kinh phí tối đa 1 tỷ đồng;

– Năm thứ 4 được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 10 tỷ đồng;

– Năm thứ 5 được hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục, quy trình xét công nhận chức danh Phó Giáo sư cấp Nhà nước.

🔹Nhà khoa học đầu ngành:

– 02 năm đầu được cấp 01 đề tài nghiên cứu khoa học loại B, kinh phí tối đa 1 tỷ đồng;
– Các năm tiếp theo được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 30 tỷ đồng; được hỗ trợ thành lập nhóm nghiên cứu mạnh; hỗ trợ đăng ký chủ trì đề tài các cấp.

🔹Nhà khoa học sẽ hưởng thu nhập và đãi ngộ khác theo chính sách cụ thể của đơn vị nơi nhà khoa học đến công tác, gồm: lương, thưởng, các phụ cấp, thu nhập tăng thêm, phụ cấp vượt định mức giảng dạy, phụ cấp thâm niên, nghiên cứu khoa học, khen thưởng đột xuất…

🔻III. CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG ĐỢT 1 NĂM 2024

  • Trường ĐH Bách Khoa: 09 chỉ tiêu, gồm:

– Giảng viên ngành Khoa học hàng không, vũ trụ/Cơ học kỹ thuật: 03 chỉ tiêu.

– Giảng viên ngành Công nghệ bán dẫn, Thiết kế vi mạch: 04 chỉ tiêu.

– Giảng viên ngành Khoa học dữ liệu/Khoa học máy tính: 01 chỉ tiêu.

– Giảng viên ngành Tự động hóa – Hệ thống công nghiệp: 01 chỉ tiêu..

  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên: 08 chỉ tiêu.
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn: 05 chỉ tiêu.
  • Trường ĐH Quốc Tế: 05 chỉ tiêu
  • Trường ĐH Công nghệ Thông tin: 13 chỉ tiêu
  • Trường ĐH Kinh tế – Luật: 05 chỉ tiêu
  • Trường ĐH An Giang: 05 chỉ tiêu
  • Viện Môi trường và Tài nguyên: 05 chỉ tiêu
  • Khoa Y: 05 chỉ tiêu
  • Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử (INOMAR): 03 chỉ tiêu
  • Viện Công nghệ Nano: 02 chỉ tiêu

🔻IV. HỒ SƠ

🔹Ứng viên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ năng lực theo yêu cầu sau:

1. Thư trình bày nguyện vọng

2. Lý lịch khoa học

3. Kế hoạch phát triển của cá nhân trong 5 năm nếu trúng tuyển

4. Thuyết minh đề tài theo mẫu của ĐHQG-HCM

5. Các tài liệu minh chứng năng lực, kinh nghiệm công tác, thành tích phù hợp với yêu cầu vị trí thu hút.

🔹Ứng viên gửi hồ sơ trước ngày 30/3/2024 thông qua 1 trong 2 phương thức:

———————————

Thông tin chi tiết:

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giải các bài toán trong kỹ thuật xây dựng dân dụng

Ngày 23/02 vừa qua, hội thảo “Củng cố sức mạnh công trình bằng trí tuệ tính toán và công nghệ địa động lực học hiện đại” đã diễn ra tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM. Buổi hội thảo có sự tham gia của hai diễn giả gồm GS. Chih-Wei Lu và GS. I-Tung Yang đến từ Đại học Khoa học & Công nghệ Quốc gia Đài Loan (NTUST).

Tại buổi hội thảo, GS. Chih-Wei Lu đã có những chia sẻ về chủ đề “Những tiến bộ trong địa động lực học: Tìm hiểu sự phát triển và các ứng dụng đương thời”, trong đó nổi bật là việc ứng dụng công nghệ AI, sử dụng các công nghệ cảm biến hiện đại để giám sát và theo dõi các dự án, công trình kỹ thuật dân dụng.

GS. Chih-Wei Lu chia sẻ về chủ đề “Những tiến bộ trong địa động lực học: Tìm hiểu sự phát triển và các ứng dụng đương thời”

Bên cạnh đó, GS. I-Tung Yang đã có những chia sẻ liên quan đến chủ đề “Trí tuệ tính toán trong kỹ thuật xây dựng dân dụng”, thông qua việc sử dụng các thuật toán để tối ưu các hàm, qua đó góp phần giải các bài toán về kết cấu công trình trong lĩnh vực kỹ thuật dân dụng.

GS. I-Tung Yang chia sẻ liên quan đến chủ đề “Trí tuệ tính toán trong kỹ thuật xây dựng dân dụng”

Hai giáo sư cũng đã giải đáp những thắc của các học viên, sinh viên về việc ứng dụng trí tuệ tính toán và công nghệ địa động lực học hiện đại trong quá trình thiết kế và thực hiện các dự án, công trình kỹ thuật dân dụng hiện nay.

Kết thúc buổi hội thảo, PGS.TS. Lê Anh Tuấn – Trưởng Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM và PGS.TS. Trương Quang Vinh – Phó Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM đã gửi tặng những phần quà cảm ơn đến hai diễn giả tham gia chia sẻ tại chương trình.

PGS.TS. Lê Anh Tuấn – Trưởng Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM (ngoài cùng bên phải) và PGS.TS. Trương Quang Vinh – Phó Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM (ngoài cùng bên trái) gửi tặng những phần quà cảm ơn đến hai diễn giả tham gia chia sẻ tại chương trình

Buổi hội thảo đã cung cấp các kiến thức chuyên sâu về việc ứng dụng trí tuệ tính toán và địa động lực học đối với lĩnh vực kỹ thuật xây dựng dân dụng, qua đó góp phần củng cố và gia tăng hiệu quả trong thực hiện các dự án, công trình xây dựng dân dụng. Thông qua hội thảo, các học viên, sinh viên đã được cập nhật nhiều kiến thức mới liên quan đến chuyên ngành, đồng thời được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến đang được ứng dụng trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng dân dụng hiện nay.

Hai diễn giả chụp ảnh lưu niệm cùng các giảng viên và các bạn sinh viên, học viên tham gia hội thảo

NGỌC HUỲNH

Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Quốc tế (BK-IMP) khóa 2024 các ngành Khoa học Máy tính, Quản lý Xây dựng, Quản trị Kinh doanh với ngôn ngữ giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Liên hệ ngay hotline chương trình để được tư vấn và nhận thông tin ưu đãi sớm!

🔹Hạn nộp hồ sơ đợt 1: 31/3/2024

🔹Thông tin liên hệ: 03.3366.1414

Trải nghiệm quốc tế, lấy bằng thạc sĩ Trường ĐH Bách khoa

Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mọi lĩnh vực, ngành nghề, cá nhân, doanh nghiệp đang đứng trước áp lực phải “tiến hóa”, phải học hỏi không ngừng, làm giàu kiến thức để tránh bị bỏ lại phía sau. Đây là lý do Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao (BK-IMP) được Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM khởi tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và trở thành điểm đến của học viên có lộ trình nâng tầm nghề nghiệp.

Sự kiện Opening Session BK – IMP 2019 tại Trường ĐH Bách Khoa

MANG LẠI NHIỀU TRẢI NGHIỆM QUỐC TẾ

Thành công của Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao (BK-IMP) hai năm qua gắn liền với việc đầu tư, xây dựng chương trình đào tạo theo xu hướng chung với thế giới, lấy người học làm trung tâm, giúp người học khám phá năng lực lõi, thúc đẩy được thế mạnh bản thân. Trong chương trình đào tạo của BK-IM, việc chú trọng hoàn thiện, nâng cao kiến thức chuyên môn, đi sâu vào chuyên môn ở khía cạnh quản lý được đề cao.

PGS. TS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM chia sẻ: “Trường ĐH Bách khoa luôn theo đổi mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có tư duy hệ thống, kỹ năng thực hành tốt, khả năng nghiên cứu và độc lập sáng tạo, khả năng thích ứng trong môi trường kinh tế xã hội phát triển nhanh và nhiều biến động. Chúng tôi luôn nỗ lực để đem đến cho người học những điều kiện học tốt nhất. Định hướng đào tạo của BK-IMP là mời những người thầy lớn với những bài giảng có tính thực tiễn tính cao và thu hút chuyên gia hàng đầu, có nền tảng tri thức, kỹ năng lãnh đạo tốt”.

Hiện nay, BK-IMP là chương trình đào tạo Thạc sĩ tiên phong và duy nhất tại Việt Nam được thiết kế giảng dạy 100% tiếng Anh, mang lại nhiều trải nghiệm quốc tế cho học viên khối ngành kỹ thuật, quản trị. Các chuyên ngành đào tạo của BK-IMP bao gồm Quản lý Xây dựng; Khoa học Máy tính chuyên ngành An ninh mạng; Kỹ thuật Viễn thông; Quản lý Dầu khí, Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Sáng nghiệp và Đổi mới.

Ưu điểm vượt trội của BK-IMP nằm ở sự kết hợp đa dạng giữa Trường Đại học Bách Khoa với các đại học đối tác quốc tế uy tín như Yokohama National University, Kyushu University (Nhật Bản), University of South-Eastern Norway (Na Uy), University of Vigo (Tây Ban Nha), cùng nhiều doanh nghiệp, tổ chức, dự án quốc tế như Tập đoàn thép JPE (Nhật Bản), Erasmus+ Project N (Liên minh Châu Âu).

Tại BK-IMP, học viên được thụ hưởng chất lượng đào tạo cũng như điều kiện học tập tốt nhất. Được truyền đạt kiến thức từ đội ngũ các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của Trường Đại học Bách Khoa đã qua tu nghiệp ở các trường đại học uy tín trên thế giới, có kinh nghiệm giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, các giáo sư đến từ đại học đối tác sẽ trực tiếp tham gia giảng dạy, cung cấp kiến thức mới nhất về kỹ thuật, công nghệ cho học viên, nâng cao tính quốc tế trong môi trường học tập.

THUẬN LỢI CHO CÔNG VIỆC CỦA HỌC VIÊN

BK-IMP đã khởi tạo môi trường học tập giàu tính tương tác, hỗ trợ học viên phát triển những năng lực cốt lõi của mình; qua các kỹ năng kỹ thuật (technical skills), kỹ năng nhân sự (human skills), kỹ năng khái lược hóa (conceptual skills). Theo đó, học viên được định hướng đi sâu vào khai mở năng lực phân tích, đưa ra giải pháp, giải quyết vấn đề, nhằm thích nghi ngay với những vấn đề thực tế trong quá trình làm việc.

Điều dễ thấy là học viên của BK-IMP gồm toàn những con người cầu tiến, giàu ý chí và nghị lực. Ngoài người học trong nước, BK-IMP đã thu hút rất nhiều học viên đến từ các nước Đông Nam Á. Các học viên được hòa mình trong một môi trường học tập với trang thiết bị hiện đại, lớp học thân thiện, nhiều cơ hội nghiên cứu cùng các bạn học giàu thành tích, các thạc sĩ tương lai còn có điều kiện tham quan thực tế, nhanh chóng lĩnh hội kiến thức được đào tạo, nhạy bén hơn trước những bài toán thực tế được đặt ra.

Chương trình học bố trí linh hoạt, chú trọng đến thời gian học, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của từng học viên. Ngoài ra, bên cạnh lựa chọn học tập ở môi trường trong nước để nhận bằng thạc sĩ do Trường Đại học Bách Khoa cấp, học viên của BK-IMP có cơ hội nhận học bổng, trao đổi học tập, chuyển tiếp du học làm luận văn thạc sĩ tại ĐH đối tác và các tổ chức quốc tế, giá trị học bổng lên đến 75% học phí.

Với những hiểu biết chuyên sâu, bài bản về lĩnh vực kỹ thuật và quản lý, đi cùng với kinh nghiệm đa dạng, học viên tốt nghiệp chương trình của BK-IMP sẽ là những ứng viên tiềm năng cho các vị trí quản lý cấp trung, cấp cao tại các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia trong xu thế mở cửa sâu rộng hiện nay.

Thạc sĩ Chất lượng cao – Trường ĐH Bách Khoa đang tuyển sinh năm 2020. Điểm đặc biệt là học viên có cơ hội nhận học bổng lên đến 75% học phí. Thông tin chi tiết và ứng tuyển học bổng TẠI ĐÂY.
• Địa chỉ: P.306 tòa nhà A4, Trường ĐH Bách Khoa – 268 Lý Thường Kiệt, P14, Quận 10
• Điện thoại: 03.3264.3264 (hotline, zalo) – (028) 7300.4183

BK-IMP

Học thạc sĩ khối ngành kỹ thuật công nghệ ở trường nào?

Thời điểm hiện tại, tri thức của khoa học và công nghệ đã len lỏi tới từng ngóc ngách của cuộc sống, ảnh hưởng sâu rộng tới các mô hình kinh doanh, hoạt động kinh tế tại Việt Nam và thế giới. Chính vì thế, nhân sự cao cấp với kiến thức chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, khả năng tiếng Anh tốt luôn được các doanh nghiệp đa quốc gia săn đón.

TS. Nguyễn Hoài Nghĩa, đang giảng môn Thống kê Ứng dụng trong Quản lý Xây dựng

Bên cạnh đó, top các kỹ năng của nhân sự được nhà tuyển dụng đánh giá cao là: khả năng lãnh đạo & quản lý, kỹ năng quản lý khủng hoảng, mức độ tiếp cận công nghệ mới, kỹ năng quản lý dự án với đối tác nước ngoài…

Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM đã nhanh chóng đón đầu xu hướng này bằng việc thiết kế chương trình đào tạo Thạc sĩ Chất lượng cao (BK-IMP) chuyên về các ngành kỹ thuật và công nghệ, nhằm đem đến lợi thế cạnh tranh cho người học. Đây là chương trình đặc biệt của nhà trường với mục tiêu đào tạo Thạc sĩ quốc tế Chất lượng cao cho Việt Nam và khu vực. BK-IMP là cách đầu tư cho cơ hội, giúp bạn tăng tốc sự nghiệp, biết cách để biến cơ hội thành tri thức và của cải.

Các ngành đào tạo gồm Quản lý Xây dựng, Khoa học Máy tính, Kỹ thuật Viễn thông, Kỹ thuật & Quản lý Dầu khí, Quản trị Kinh doanh. BK-IMP được thiết kế hướng tới tính thực tiễn và hiện đại với những bài học cập nhật kiến thức mới nhất cùng phương pháp giảng dạy khơi gợi tư duy kiến tạo, khả năng lãnh đạo và quản trị, tiếp cận công nghệ mới. Các khối kiến thức đều mang “hơi thở” của thời đại cuộc cách mạng công nghiệp mới. Chương trình được giảng dạy 100% tiếng Anh, dịch vụ chuẩn mực quốc tế, mang đến trải nghiệm quốc tế khác biệt cho người học.

Đặc biệt, tham gia giảng dạy chương trình đào tạo của BK-IMP là đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của Trường Đại học Bách Khoa, đã qua tu nghiệp ở các Đại học tiên tiến trên thế giới, có kinh nghiệm giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh và nghiên cứu khoa học.

Chương trình còn có sự tham gia giảng dạy của các giáo sư đến từ Đại học đối tác, nhằm cung cấp kiến thức mới nhất về kỹ thuật, công nghệ cho học viên, nâng cao tính quốc tế trong môi trường học tập.

Thông tin và nộp hồ sơ ứng tuyển chương trình học bổng chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao – Trường ĐH Bách Khoa TẠI ĐÂY
– Địa chỉ: P.306 tòa nhà A4, Trường ĐH Bách Khoa – 268 Lý Thường Kiệt, P14, Quận 10
– Điện thoại: 03.3264.3264 (hotline, zalo) – (028) 7300.4183

Bài và hình: BK-IMP