Chương trình đào tạo Thạc sỹ chất lượng cao ngành kỹ thuật mang tính ứng dụng cao tại Việt Nam

Dù tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp nhưng nhân sự cao cấp với kiến thức chuyên môn được đào tạo bài bản cùng với khả năng tiếng Anh tốt luôn được các doanh nghiệp đa quốc gia săn đón.

Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM là một trong những đơn vị đào tạo đầu tiên đón đầu xu hướng này với chương trình đào tạo Thạc sĩ Chất lượng cao (BK-IMP) chuyên về các ngành kỹ thuật và quản trị, nhằm đem đến lợi thế cạnh tranh cho người học, mà đặc biệt là nhóm học viên ngành kỹ thuật. Đây là chương trình đặc biệt với mục tiêu đào tạo Thạc sĩ Chất lượng cao cho Việt Nam và khu vực.

Hình ảnh: IMP

Ngoài kiến thức chuyên môn, Chương trình BK-IMP cũng chú trọng đào tạo các kỹ năng liên quan như khả năng lãnh đạo và quản lý, kỹ năng quản lý khủng hoảng, tiếp cận công nghệ mới, kỹ năng quản lý dự án với đối tác nước ngoài,… giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp của mình trong tương lai.

5 ngành đào tạo của chương trình gồm:

Chương trình BK-IMP được thiết kế với những bài học sát với thực tế và không ngừng cập nhật những kiến thức, công nghệ mới cùng với phương pháp giảng dạy sinh động, khơi gợi tư duy, khả năng lãnh đạo và quản trị cho học viên. Chương trình được giảng dạy 100% tiếng Anh với dịch vụ tiêu chuẩn mang đến trải nghiệm quốc tế khác biệt cho người học

Chương trình còn đón nhận những học viên quốc tế đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á tạo nên môi trường học tập đa văn hoá cũng là một điểm mạnh của chương trình. Đặc biệt, tham gia giảng dạy chương trình đào tạo của BK-IMP là đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của Trường Đại học Bách Khoa, đã qua tu nghiệp ở các Đại học tiên tiến trên thế giới, cũng như các giáo sư đến từ Đại học đối tác, nhằm cung cấp kiến thức mới nhất về kỹ thuật, công nghệ cho học viên, nâng cao tính quốc tế trong môi trường học tập.

Xem chi tiết tuyển sinh tại: https://imp.hcmut.edu.vn/tuyen-sinh-chuong-trinh-thac-si-chat-luong-cao-bk-imp/

Những việc mà nhà quản lý và lãnh đạo cần làm để giữ chân nhân tài

Thuật lãnh đạo ngày nay đòi hỏi rất nhiều yếu tố, nhưng một trong những vai trò căn bản của nhà lãnh đạo tài ba là nhìn thấy, nhận ra và sau cùng là khai phóng tiềm năng cũng như thế mạnh của người khác – đồng thời tạo ra sự thu hút để gắn kết những người này với công ty, tránh trường hợp những tài năng và thế mạnh này được phát triển để rồi sau đó rơi vào tay công ty khác giữa môi trường làm việc biến đổi chóng mặt hiện nay.

Hình ảnh: IMP

Vậy các nhà lãnh đạo làm điều đó như thế nào? Hãy nghĩ mà xem. Mặc dù đa số các nhà lãnh đạo thăng tiến nhờ năng lực và kỹ năng làm việc, nhưng nhà lãnh đạo xuất chúng được nhớ đến vì tác động họ tạo ra cho cuộc sống của những người mà họ dẫn dắt. Khi bạn đề nghị ai đó chia sẻ về người lãnh đạo tuyệt vời nhất mà họ từng gặp, thì họ ít khi nói rằng người lãnh đạo đó là người có năng lực giỏi nhất. Thay vào đó, họ sẽ chia sẻ về tính nhân văn, lòng can đảm, sự trăn trở và mối quan tâm sâu sắc của cá nhân nhà lãnh đạo đó – về việc người lãnh đạo đó đã giúp nhân viên trưởng thành, phát triển, hoàn thành công việc, tìm được ý nghĩa to lớn hơn trong công việc cũng như từ sự đóng góp của mình như thế nào. Họ sẽ nói với bạn rằng người lãnh đạo đó thật sự quan tâm đến họ.

Hơn 80% những người tham gia một cuộc khảo sát đã dùng ít nhất một trong hai mô tả sau để nói về “người lãnh đạo vĩ đại nhất” mà họ từng làm việc cùng:

  • “Tôi tin người lãnh đạo của tôi sẽ giúp tôi khám phá, phát triển và sử dụng tài năng của mình để đạt được điều gì đó ý nghĩa.”
  • “Tôi tin chúng tôi có chung tầm nhìn về những gì tôi cần đạt được, vì sao điều đó lại quan trọng và tôi sẽ đạt được điều đó bằng cách nào.”
  • “Tôi tin người lãnh đạo của tôi sẽ tìm cách hỗ trợ tôi.”

Trong môi trường làm việc ngày nay, lòng tin đó không phải là thứ “có thì tốt”, mà là yếu tố tuyệt đối quan trọng trong việc thu hút, giữ nhân tài và đạt được hiệu quả công việc cao. Đúng vậy, ta phải trả giá khi dành thời gian xây dựng những mối quan hệ có thể truyền cảm hứng cho sự phát triển, sáng tạo, hiệu quả công việc cao, lòng trung thành với người lãnh đạo và với công ty, nhưng kết quả mà việc đó mang lại có thể vô cùng tuyệt vời.

Có thể bạn từng nghe nói rằng nhân viên không rời bỏ công ty, họ chỉ rời bỏ sếp của mình. Cũng có thể bạn từng nghe nói rằng Thế hệ Thiên niên kỷ (những người được sinh ra vào đầu những năm 1980 đến khoảng năm 2000) là thế hệ dịch chuyển nhiều nhất và rất hay nhảy việc. Trên thực tế, báo cáo từ tổ chức khảo sát Gallup cho thấy Thế hệ Thiên niên kỷ – những người hiện đang chiếm hơn phân nửa lực lượng lao động ở Mỹ – là thế hệ có khuynh hướng thay đổi công việc nhiều nhất, khi 60% trong số họ sẵn sàng đón nhận những cơ hội việc làm mới.

Tuy nhiên, kết quả rút ra từ những cuộc khảo sát cho thấy người tài thuộc mọi thế hệ sẽ không thường rời bỏ những nhà quản lý biết quan tâm chân thành và xây dựng được môi trường làm việc toàn diện. Dù thuộc nhóm nhân khẩu học nào thì con người đều muốn có sự kết nối. Họ muốn có cảm giác thuộc về nơi này, cảm giác người lãnh đạo và các thành viên trong nhóm thật sự quan tâm đến họ. Họ muốn cảm thấy được cấp trên giúp đỡ và hỗ trợ để đạt được những mục tiêu quan trọng và tạo ra những đóng góp ý nghĩa.

Những nhà quản lý và lãnh đạo truyền được cảm hứng để xây dựng những mối liên kết như vậy thường tạo nên sự khác biệt giữa một tổ chức thành công và một tổ chức thất bại.

Sưu tầm

TRANH THỦ HỌC THẠC SĨ LÚC COVID 19 BƯỚC ĐI THÔNG MINH CHO TƯƠNG LAI

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, việc nâng cao trình độ thông qua các Chương trình học Thạc sĩ quốc tế ngay tại Việt Nam được cho là hướng đi thông minh, giúp người học bứt phá trên thị trường tuyển dụng hậu dịch bệnh.

Tấm bằng Thạc sĩ từ lâu đã được công nhận là tấm vé thông hành dẫn tới các vị trí quản lý trong doanh nghiệp. Chương trình học cung cấp các kiến thức và kĩ năng về quản trị, có thể được áp dụng linh hoạt cho nhiều ngành nghề. Đặc biệt, đây là sự bổ sung hoàn hảo cho những người đã có kinh nghiệm chuyên môn và thời gian làm việc nhất định, mong muốn hoàn thiện kỹ năng quản trị để vươn tới những vị trí cao hơn.

Chị Kim Anh – Học viên Chương trình thạc sĩ Chất lượng cao IMP của Đại học Bách Khoa-DHQG TP.HCM. Hình ảnh: IMP

Chị Kim Anh chia sẻ, với kinh nghiệm làm việc 6 năm trong một công ty xây dựng. Để đạt được sự thăng tiến trong thời gian sắp tới, chị Kim Anh đã lựa chọn học Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao ngành Xây dựng tại Đại học Bách Khoa (BK- IMP) vì muốn trau dồi thêm về ngoại ngữ chuyên ngành, khả năng quản trị chuyên môn cũng như hiểu biết về thị trường xây dựng hiện tại để mở rộng những mối quan hệ mới trong công việc của mình qua các kỳ thực tập.

Đây là một chương trình có tính thực tế cao cũng như đề cao tính cá nhân hóa, dùng chính trải nghiệm công việc của người học làm tư liệu cho các bài tập và buổi thảo luận. Học viên vì thế có thể tìm ra phương pháp để giải đáp những vướng mắt mà mình đang gặp phải trong công việc, cũng như khơi nguồn cho những ý tưởng mới từ những giảng viên đứng lớp.

Bên cạnh đó, Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK – IMP sẽ mang đến trải nghiệm quốc tế người học mà đặc biệt là cho học viên khối ngành kỹ thuật, quản trị với 100% chương trình đào tạo bằng tiếng Anh. Một lợi thế không nhỏ khác của chương trình này là mức chi phí hợp lý, cũng như lịch học linh động, phù hợp với học viên vừa học vừa làm.

 

Những kỹ năng quan trọng mà bạn cần rèn luyện nếu muốn thăng tiến và trong công việc và thành công trong cuộc sống

Hình ảnh: BK – IMP
  1. Kỹ năng giao tiếp

Chúng ta không tồn tại như những cá nhân đơn lẻ, con người luôn phụ thuộc, tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, chúng ta cần giao tiếp để sống, để tồn tại và để làm việc. Cũng vì thế mà kỹ năng giao tiếp luôn là kỹ năng quan trọng hàng đầu trong cả cuộc sống hàng ngày và trong công việc. Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ thành công một phần lớn cũng nhờ khả năng giao tiếp của mỗi người.

2. Kỹ năng làm việc nhóm

Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. Để phát triển bản thân, làm việc hiệu quả, chúng ta không thể bỏ qua kỹ năng làm việc nhóm. kỹ năng làm việc nhóm là khả năng làm việc nhịp nhàng, phối hợp tốt với nhiều người trong một nhóm.

3. Kỹ năng quản lí bản thân

Kỹ năng này bao gồm cả việc đặt mục tiêu, lập kế hoạch cho bản thân, định hướng rõ ràng về mình, về điều mình muốn đạt được và đạt được như thế nào. Kỹ năng này còn bao gồm việc điều khiển, quản lí được suy nghĩ, cảm xúc và hành động của bản thân. Việc quản lí tốt chính mình sẽ giúp bạn làm chủ cuộc sống, luôn sáng suốt trong mỗi quyết định của mình.

4. Kỹ năng xử lí vấn đề

Không ai tránh được những vấn đề, trắc trở trong cuộc sống. Vì vậy, kỹ năng xử lí vấn đề luôn là một trong số các kỹ năng mềm cần thiết. Nó bao gồm khả năng giữ bình tĩnh, phân tích tình huống, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp cho từng nguyên nhân đó. người nắm chắc kỹ năng này sẽ bình tĩnh xử lý mọi tình huống.

5. Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là khả năng dẫn dắt, tổ chức, sắp xếp người khác hoàn thành các công việc nhằm đạt được mục tiêu chung. Kỹ năng này hữu ích không chỉ khi bạn mong muốn trở thành quản lí mà cả khi bạn là nhân viên.

6. Kỹ năng sáng tạo

Đây thường là khả năng thiên bẩm của con người, tuy nhiên bạn có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực nếu chịu khó rèn luyện. Sự sáng tạo sẽ khơi nguồn ý tưởng mới lạ, mang đến những đột phá bất ngờ giúp bạn thăng tiến dễ dàng hơn.

7. Kỹ năng đặt mục tiêu

Người có mục tiêu rõ ràng sẽ định hướng được đường đi đúng đắn và hoàn thành chúng trong thời gian cho phép. Một khi xác định mục tiêu cụ thể, bạn sẽ lựa chọn phương án tốt nhất để thực hiện từng hạng mục hiệu quả.

8. Kỹ năng lắng nghe

Trên thực tế, chúng ta học được nhiều hơn từ những lời nhận xét, phê bình, đánh giá của người khác. Điều quan trọng là bạn cần vượt qua cái “tôi” cá nhân, kiên nhẫn lắng nghe, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện hơn trong những lần sau.

9. Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian

Kỹ năng này giúp bạn sắp xếp công việc trong thời gian hợp lý. Giúp không khí làm việc bớt căng thẳng, hiệu quả công việc cao.

BẠN NGHĨ GÌ VỀ INTERPERSONAL SKILLS?

Năng lực của mỗi người được đánh giá trên 3 khía cạnh chính: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. Và Interpersonal Skills là một tổ hợp các kỹ năng bao gồm cả kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm,… mà các nhà khoa học đã khẳng định rằng, những người thành công sẽ tập trung 85% vào những kỹ năng này.

Hình ảnh: BK – IMP

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc hiểu và rèn luyện Interpersonal Skills sẽ trở thành nhân tố quan trọng trong việc gắn kết chặt chẽ các nhà quản lý, điều hành với đội ngũ nhân viên cũng như còn có tiềm năng đóng góp vào sự lãnh đạo hữu hiệu trên nhiều phương diện.Để thành công trong bất kỳ công việc nào, bên cạnh kỹ năng chuyên môn, mỗi người cần nắm chắc Interpersonal Skills cũng như kiến thức xã hội cần biết. Nhưng làm sao để rèn luyện tổ hợp kỹ năng đó cũng không phải là vấn đề dễ dàng.

Nắm được sự quan trọng Interpersonal Skills, đặc biệt đối với các nhà quản trị trong tương lai, Interpersonal Skills đã được Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao – Trường Đại học Bách Khoa (BK-IMP) đưa vào giảng dạy trong môn học Quản lý và Lãnh đạo (Management and Leadership) để giúp học viên hoàn thiện các kỹ năng của mình.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TUYỂN SINH THẠC SĨ CHẤT LƯỢNG CAO KHÓA 2021

Thông tin liên hệ:

Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao (BK-IMP)Trường Đại học Bách Khoa – Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP)

Phòng 306 nhà A4 (Lầu 3), trường Đại học Bách Khoa, 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: (028) 7300 4183

Hotline/Zalo: 03 3264 3264

Email: info@imp.edu.vn

Xem thông tin chi tiết tại: https://imp.hcmut.edu.vn/tuyen-sinh-chuong-trinh-thac-si-chat-luong-cao-bk-imp/