Bí quyết để phát triển kỹ năng quản lý rủi ro của một nhà lãnh đạo

Các nhà lãnh đạo sáng tạo có thang điểm về quản lý rủi ro cao hơn 25% so với các “đồng nghiệp” khác. Họ ưa thích trải nghiệm những cách tiếp cận mới. Tuy nhiên, họ sẽ biết cách đưa ra hành động hợp lý khi những kết quả tiêu cực có khả năng tiềm ẩn. Khi rủi ro xảy đến, họ sẽ đưa ra các kế hoạch để giảm thiểu sự tác động tiêu cực và xác định phương hướng đối phó.

Hình ảnh: BK – IMP
  1. Liệt kê tối thiểu 8 ý tưởng cho những sáng kiến mới. Đánh giá xem đâu là những ý tưởng quan trọng nhất cho từng sáng kiến và xác định 5 cơ hội để thực hiện ngay lập tức trong công ty.

2. Xác định, lên kế hoạch phòng ngừa rủi ro như là một phần của việc phát triển những định hướng chiến lược.

3. Thay đổi cách tiếp cận từ suy nghĩ kỹ lưỡng tất tần tật mọi thứ sang hướng bắt đầu hành động dù chưa có tất cả câu trả lời và sẵn sàng điều chỉnh khi cần thiết.

4. Tự đặt ra giới hạn thời gian để phân tích một tình huống cụ thể nhằm tránh việc phóng đại vấn đề.

5. Dừng lại và nhìn kỹ vào rủi ro mất mát của mọi quyết định. Nếu có thể sống với hậu quả của một quyết định, hãy dừng “phân tích”, tiến về phía trước và thực hiện quyết định.

Rèn luyện phương pháp “sáu chiếc mũ tư duy” để đưa ra quyết định tốt hơn

“Sáu chiếc mũ tư duy” (Six Thinking Hats) là phương pháp do Edward de Bono đề xuất trong những năm 1980. Đây là một phương pháp cực kỳ hiệu quả, giúp đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau. Nhờ vậy, có thể hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường ta có thể không chú ý đến. Từ đó, giúp đưa ra quyết định tốt hơn. Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho những ai muốn rèn luyện tư duy để phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc.

Hình ảnh: BK – IMP

Cách tiến hành phương pháp này là hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề. Mỗi lần đội mũ màu khác là mỗi lần chuyển sang một cách tư duy mới:

Mũ trắng

Mang hình ảnh của một tờ giấy trắng. Khi đội mũ trắng, ta sẽ đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên những dữ kiện bằng chứng, thông tin có sẵn. Đội mũ này có nghĩa là “hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu”. Hãy nghiên cứu thông tin để tìm ra câu trả lời cho những điều bạn còn thắc mắc.

Mũ đỏ

Mang hình ảnh của lửa đang cháy, con tim, dòng máu ấm áp. Khi đội mũ đỏ, bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc. Hãy cố gắng đoán biết cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ. Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ đỏ, chỉ cần đưa ra các cảm giác, cảm xúc, trực giác, những ý kiến không có chứng minh hay giải thích, lí lẽ của mình về vấn đề đang giải quyết.

Mũ đen

Mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn. Người đội mũ đen sẽ liên tưởng đến các điểm yếu, các lỗi, sự bất hợp lý, sự thất bại, sự phản đối, thái độ bi quan. Vai trò của chiếc mũ đen là giúp chỉ ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta. Chiếc mũ đen để dùng cho “sự thận trọng”, nó chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi. Chiếc mũ đen đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho dự án của chúng ta tránh được các rủi ro.

Mũ vàng

mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị, các lợi ích. Khi đội mũ vàng, hãy suy nghĩ một cách tích cực, lạc quan. Nó sẽ giúp ta thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà công việc, dự án đó mang lại.

Mũ xanh lá cây

mang hình ảnh cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, đâm chồi, phát triển;. tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo. Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội mũ xanh sẽ giúp tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.

Mũ xanh dương

mang hình ảnh của bầu trời xanh lồng lộng với con mắt bao quát. Chiếc mũ xanh da trời sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng. Đây là chiếc mũ người chủ tọa đội để kiểm soát tiến trình cuộc thảo luận. Vai trò của người đội nón xanh da trời là xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm (Chúng ta ngồi ở đây để làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?) và cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và đưa ra kế hoạch hành động.

“6 chiếc mũ tư duy” là phương pháp lý tưởng để đánh giá tác động của một quyết định từ nhiều quan điểm khác nhau. Nó giúp kết hợp những yếu tố thuộc về cảm tính với những quyết định lý tính và khuyến khích sự sáng tạo khi ra quyết định. Vì mọi người sẽ cùng tập trung giải quyết vấn đề từ cùng một góc nhìn, do đó sẽ không xảy ra xung đột do những quan điểm khác nhau. Nhờ vậy, kế hoạch đề ra sẽ nhất quán, hợp lý và chặt chẽ hơn.

NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI TƯ DUY SÁNG TẠO

Sự sáng tạo của con người là vô hạn, nhưng không phải ai cũng dám áp dụng những ý tưởng sáng tạo của mình vào thực tế vì nhiều lý do khác nhau. Vậy những nguyên nhân cản trở tư suy sáng tạo là gì, làm thế nào để phát hiện ra và phá vỡ nó?

Hình ảnh: BK – IMP
  1. Lối mòn tư duy

Càng trưởng thành, con người càng có nhiều định kiến về mọi thứ. Các định kiến đó là do các lối mòn tư duy đã hình thành trong cuộc sống. Những định kiến này thường làm cho chúng ta không nhìn nhận được thấu đáo những gì mà chúng ta đã biết hay tin tưởng là có thể xảy ra.

2. Tin vào kinh nghiệm

Khi thực hiện một kế hoạch hay quyết định một vấn đề gì đó, có thể người ta không cần suy nghĩ, tìm giải pháp tốt nhất, ý tưởng mới, mà lại cho rằng những việc đó mình đã làm nhiều lần rồi, không có gì phải suy nghĩ, đắn đo. Chính sự quá tin tưởng vào kinh nghiệm đó vô tình giết chết tư duy sáng tạo của chính họ.

3. Sợ thất bại

Sợ thất bại cũng là nguyên nhân chính gây cản trở tư duy sáng tạo. Những cách nghĩ mới, cách làm mới thường phải đối mặt với nhiều rủi ro và nguy cơ thất bại cao. Người mang tâm lý này thường nghĩ: tôi không phải là người sáng tạo, tôi không thể giải quyết vấn đề đó, tôi sợ phải trả giá cho sự thất bại. Chính suy nghĩ như vậy sẽ biến người ta trở thành kẻ nhát gan, không dám khám phá, thử những cái mới, dần dần sẽ làm thui chột sự tư duy sáng tạo của chính mình.

4. Sợ bị chê cười

Khi tạo ra một cái gì đó mới. Người có tâm lý ngại thay đổi thường quan tâm đến việc người khác sẽ nghĩ gì và lo sợ các ý tưởng của mình bị đánh giá như “trò trẻ con”. Thực tế của cuộc sống, những ý tưởng mới ra đời thường có thể bị chế nhạo, chỉ trích. Những người có sáng tạo là những người hay có những ý tưởng khác người và ít được sự chấp thuận của mọi người xung quanh.

5. Không muốn chấp nhận những ý tưởng khác thường

Nhiều người ngại tư duy sáng tạo, chỉ thích làm theo người khác, chỉ bám theo đuôi của những ý tưởng có sẵn trước đó của người khác mà không muốn động não, tư duy để tìm ra những sáng kiến, ý tưởng mới cho công việc cũng như trong cuộc sống. Những người có tư duy sáng tạo là những người dám vượt qua những quy tắc, chuẩn mực có sẵn trước đó. Còn những người chỉ dám thu mình, chỉ để đảm bảo an toàn cho mình sẽ không thể có những ý tưởng hay, khác lạ, không dám đột phá vượt ra ngoài những quy tắc.

Chính vì vậy đừng luôn tuân theo những cách giải quyết vấn đề đã có, đừng chấp nhận những ý tưởng mà ai cũng nghĩ ra được, đừng hài lòng với sản phẩm hiện đang có mà phải đặt ra cho mình một đòi hỏi là hãy tìm tòi điều gì đó mới hơn, lạ hơn, “độc” hơn.

5 lợi ích căn bản mà môn học Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo (Innovation and Entrepreneurship) mang đến cho học viên khối kỹ thuật

“Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo” là môn học được thiết kế cho học viên cao học nhằm giúp học viên tiếp cận với cuộc sống thực tế cũng như xu thế phát triển của các ngành nghề trong kỷ nguyên IoT (Internet of Thing) và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Hình ảnh: BK – IMP

5 lợi ích căn bản mà “Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo” mang lại

  • Nhận dạng được các yếu tố tác động đến sự thay đổi, sáng tạo và đổi mới trong tổ chức.
  • Hình thành các kỹ năng sáng tạo qua việc xem xét và thực hành các công cụ sáng tạo cơ bản trong việc giải quyết vấn đề trong tổ chức.
  • Trau dồi các tố chất của doanh nhân từ đó xác định mục tiêu, sứ mệnh khởi nghiệp đúng đắn.
  • Áp dụng các phương pháp để tìm ra ý tưởng khởi nghiệp, lập kế hoạch khởi nghiệp hợp lý, tìm kiếm người hợp tác, đối tác triển khai thực hiện ý tưởng khởi nghiệp.
  • Vận dụng các phương pháp quản trị để điều hành doanh nghiệp mới hoạt động hiệu quả.

Nắm được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và học viên hiện nay, Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao (BK-IMP) đã đưa môn học này vào chương trình đào tạo để giúp học viên hòa nhập với xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Thông tin tuyển sinh

Xem chi tiết tại: https://imp.hcmut.edu.vn/tuyen-sinh-chuong-trinh-thac-si-chat-luong-cao-bk-imp/

5 Sai lầm kinh điển cần tránh trong làm việc nhóm

Trong các môn thể thao tập thể, đội chiến thắng thường có đội hình tốt hơn, các thành viên hỗ trợ nhau, huấn luyện viên biết cách dẫn dắt, chỉ bảo tốt. Vậy những đội nhóm này có xuất hiện một cách thần kỳ không?

Hình ảnh: BK – IMP

Một đội nhóm tốt không những phải đảm bảo tất cả những yếu tố cần thiết mà còn phải tránh được 5 sai lầm kinh điển sau đây:

  1. Xây dựng tính tương thích

Đa số có xu hướng ghép những người có kỹ năng và kinh nghiệm tốt vào với nhau trong một nhóm và hi vọng họ tạo ra kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, sự phù hợp và phối hợp ăn ý mới là động lực tạo đòn bẩy đích thực. Để xây dựng sự tương thích trong đội nhóm, người lãnh đạo nên sử dụng các công cụ đánh giá để hiểu về tính cách, bản chất hành vi và khuynh hướng làm việc của từng cá nhân.

2. Xác lập mục tiêu

Khi chưa xác lập mục tiêu rõ ràng, nhóm sẽ không có hoạt động cụ thể để thực hiện. Khi trong tay bạn là những người có quan điểm khác nhau, họ có xu hướng thảo luận lan man. Việc lập mục tiêu giúp các cá nhân tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể, nhờ đó mang lại hiệu quả làm việc.

3. Quy trình ra quyết định

Hãy lập một quy trình tiêu chuẩn giúp đưa ra quyết định khách quan. Và trường hợp nhóm không đưa ra được một quyết định đồng thuận, người lãnh đạo cần tham gia và quá trình đó. Nếu không đi đến được ý kiến thống nhất, người lãnh đạo phải có khả năng tự quyết định.

4. Xác lập kỳ vọng

Người lãnh đạo cần đặt ra chính xác những kỳ vọng ở cả nhóm cũng như với từng thành viên. Ví dụ, bạn nói với nhóm rằng bạn khuyến khích sự hợp tác và mạo hiểm thông minh. Khi nhóm nghe thấy điều này, họ biết rằng mình được kỳ vọng làm việc cùng nhau, được mạo hiểm và thử nghiệm những phương án khác nhau để đạt kết quả tốt hơn.

5. Nắm bắt thông tin

Việc tạo nên một môi trường trong đó các thành viên được góp tiếng nói một cách thoải mái và trung thực rất quan trọng. Thông tin trong đội nhóm cần phải được thông suốt và tôn trọng, như vậy nhóm mới có thể đối thoại trực tiếp với ít bất đồng nhất.

Khi bạn nhận ra 5 sai lầm trên bạn sẽ tìm được cách để giải quyết phần nào vấn đề dưới vai trò là một thành viên trong nhóm. Còn nếu ở vị trí lãnh đạo thì thế nào, bạn cần có thêm một vài kinh nghiệm và chuyên môn từ các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đặc biệt là trong khối ngành kỹ thuật. Những giảng viên của Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao (BK-IMP) sẽ giúp bạn hoàn thiện khả năng quản lý của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực làm việc nhóm. Với bề dày chuyên môn của mình, họ không chỉ giúp bạn giải quyết những vấn đề về làm việc nhóm mà còn là những kinh nghiệm thực chiến giúp bạn lãnh đạo nhóm và đưa nhóm tiến gần với mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt là quản lý trong khối kỹ thuật mà bạn khó có thể lĩnh hội được nếu thiếu sự dẫn dắt từ chuyên gia.